Cục Di sản ủng hộ Huế thí điểm đưa chiếc áo dài nam truyền thống vào công sở

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Là một cơ quan làm về công tác di sản văn hóa nên Cục Di sản văn hóa rất ủng hộ và khuyến khích việc thí điểm này của Sở Văn hóa, thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế như một nỗ lực bảo tồn di sản văn hóa truyền thống, đưa di sản vào cuộc sống.
 

Đương kim Miss Baby Việt Nam 2019 (phải) trao vương miện cho tân Miss Baby Việt Nam 2020 trong đêm chung kết cuộc thi ngày 10-10 tại nhà hát Sông Hương, TP Huế - Ảnh: Kids Model Vietnam
Đương kim Miss Baby Việt Nam 2019 (phải) trao vương miện cho tân Miss Baby Việt Nam 2020 trong đêm chung kết cuộc thi ngày 10-10 tại nhà hát Sông Hương, TP Huế - Ảnh: Kids Model Vietnam


Trả lời Tuổi Trẻ tại buổi họp báo thường kỳ quý 3 của Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch chiều 14-10 về cuộc thi Miss Baby vừa được tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế gây ra những thắc mắc trong dư luận rằng vì sao tổ chức thi hoa hậu, trao vương miện cho các em ở độ tuổi nhi đồng, ông Trần Hướng Dương - phó cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn - cho biết sau khi có dư luận phản ảnh về sự kiện này, cục đã yêu cầu Sở Văn hóa, thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế báo cáo.

Sở Văn hóa, thể thao Thừa Thiên Huế cho biết sở này chỉ cấp phép hoạt động trình diễn thời trang trẻ em, với quy định cụ thể 11 tiết mục được biểu diễn trong chương trình, và chương trình không có khán giả, chứ không cấp phép cho cuộc thi hoa hậu nhí nào.

Vì vậy, nếu có chuyện tổ chức thi hoa hậu nhí thì Cục Nghệ thuật biểu diễn sẽ tiếp tục yêu cầu Sở Văn hóa, thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế kiểm tra và có báo cáo.

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, cuộc "biểu diễn thời trang trẻ em" này có tên gọi là cuộc thi Miss Baby, do tạp chí Kids Model Vietnam tổ chức.

Trên trang Facebook của chương trình này đã đăng thông tin: "Đêm chung kết Miss Baby Việt Nam 2020 đã khép lại với chiến thắng thuộc về thí sinh C.T.Y.N. số báo danh 058 đến từ Nghệ An". Đêm chung kết 10-10 diễn ra khi lũ lụt tràn ngập TP Huế, nên chỉ có hơn 100 khán giả là khách mời và thân nhân thí sinh tham dự.

Cũng tại họp báo, trả lời Tuổi Trẻ, ông Trần Đình Thành - phó cục trưởng Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch) - cho biết Cục Di sản văn hóa ủng hộ việc Sở Văn hóa, thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế đang thí điểm đưa chiếc áo dài nam truyền thống vào công sở.

Theo ông Thành, áo dài nam truyền thống từng là nếp sống, là văn hóa của người Việt Nam trong một giai đoạn lịch sử, vì vậy, là một cơ quan làm về công tác di sản văn hóa nên Cục Di sản văn hóa rất ủng hộ và khuyến khích việc thí điểm này của Sở Văn hóa, thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế như một nỗ lực bảo tồn di sản văn hóa truyền thống, đưa di sản vào cuộc sống.

Tuy nhiên, ông Thành cũng lưu ý sở cần lắng nghe ý kiến của công luận và các nhà khoa học trong quá trình thí điểm để có những điều chỉnh phù hợp, bởi chiếc áo dài nam truyền thống khá khó mặc trong đời sống hiện đại với nhịp sống gấp gáp hiện nay.

Về hoạt động cấp phép biểu diễn, ông Trần Hướng Dương cho biết dự thảo nghị định thay thế nghị định 79 quy định về quản lý hoạt động nghệ thuật biểu diễn đang trong giai đoạn hoàn thiện để trình Thủ tướng.

Dự thảo nghị định mới sẽ theo hướng giảm các thủ tục cấp phép và bỏ cấp phép với một số hoạt động, chẳng hạn như các chương trình biểu diễn phục vụ nhiệm vụ chính trị.

Nghị định mới cũng sẽ không dùng văn bản cấp phép mà chỉ có văn bản chấp thuận cho hoạt động nghệ thuật biểu diễn của cơ quan quản lý có thẩm quyền.

Theo THIÊN ĐIỂU - M.TỰ (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.

Giá trị của liên hoan

Giá trị của liên hoan

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 tổ chức tại TP Cần Thơ vừa khép lại. Bên cạnh những hồ hởi, vui vẻ, nhiều nỗi niềm của sân khấu cải lương truyền thống cũng đã bộc lộ trong mùa liên hoan năm nay.

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

(GLO)- Sau khi hoàn tất việc cắt lúa, ông Chánh thư thái ngồi trò chuyện cùng chúng tôi bên ghè rượu. Phẩm chất nghệ sĩ của người nông dân với tư cách “công trình sư” một loạt công trình, mô hình ghi dấu bản sắc văn hóa tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) hiện diện trước mặt chúng tôi.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, chiều 9-11, tại khu vực sân nhà rông làng Gri, xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Chư Păh tổ chức trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

(GLO)- Suốt 1 tháng qua, sau khi hoàn tất công việc gia đình, những người nông dân Jrai chân chất, mộc mạc ở tổ 6 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) lại say sưa luyện tập đánh cồng chiêng.