Củ sắn khủng to bằng thân hình trẻ em ở Thừa Thiên - Huế

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Một củ sắn khủng to gần bằng thân hình một em nhỏ của gia đình bà Phạm Hồng Ty (Thừa Thiên - Huế) đã thu hút đông người hiếu kỳ đến xem.

 Một phần còn lại của củ sắn to gần bằng thân hình của bé gái lớp 2 - Ảnh: Ngọc Minh
Một phần còn lại của củ sắn to gần bằng thân hình của bé gái lớp 2 - Ảnh: Ngọc Minh


Đó là củ sắn khủng có chu vi hơn 80cm, dài gần 1m, nặng hơn 15kg mà gia đình bà Ty (ngụ khu phố 5, P.Phú Bài, TX Hương Thủy) đào lên từ bờ tường trước nhà cách đây ít hôm. Sau khi củ sắn được đào lên, những người hàng xóm hiếu kỳ đến xem và thích thú trước củ sắn kỳ lạ này.

Bà Ty cho biết, cách đây khoảng 5-6 năm, bà trồng trước nhà cây lộc vừng, do sợ cây ngã nên bà lấy cây sắn làm cột chống. Không ngờ sau đó, cây lộc vừng không sống mà cây sắn lại đâm chồi và phát triển. Thấy cây sống tốt, bà cứ để vậy, thỉnh thoảng chỉ chặt tỉa bớt cành.

Mới đây, khi ra quét đường bà thấy củ sắn trồi lên mặt đất, cứ ngỡ là rễ cây nên bà lấy cuốc ra đào lên xem, hóa ra là một củ sắn.

"Không phải chỉ một củ mà cây sắn có tới 3 củ lớn, nằm dưới bờ tường. Củ nào cũng dài hơn cả mét. Nhưng do chúng nằm dưới bờ tường nên tôi chỉ đào được lên một đoạn. Sau khi đào lên, mấy hôm nay tôi đã chặt ra một vài phần cho gà ăn. Hiện chỉ còn lại 1 đoạn như vậy", bà Ty cho biết.

Theo bà Ty, đây là cây sắn mà dân địa phương thường gọi là sắn canh nông, trước đây, những năm 1980, hầu như nhà nào cũng trồng. Thông thường sắn chỉ trồng một vụ lấy củ, nhưng chưa khi nào thấy cây sống đến 5- 6 năm và củ lớn đến vậy.

 

Bà Ty trồng lại cây sắn để giữ giống - Ảnh: Bùi Ngọc Long
Bà Ty trồng lại cây sắn để giữ giống - Ảnh: Bùi Ngọc Long


"Bây giờ loại sắn này hầu như đã "tuyệt chủng" không còn thấy ai trồng nữa cả", bà Ty nói. Để giữ lại giống cây sắn có củ khủng này, bà Ty sau khi đào củ đã trồng lại nhằm giữ giống để "trồng làm kỷ niệm cho vui".

Theo BÙI NGỌC LONG (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Minh Trung khẳng định việc giao quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai sẽ tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý (ảnh nguồn internet).

Phân cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý

(GLO)- Theo phân cấp, từ ngày 1-11-2024, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động... tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý.

Ông Ksor Nai (thứ 2 từ phải sang) cùng người dân xã Chư Mố trao đổi về công tác hòa giải ở địa phương. Ảnh: H.M

Ksor Nai nhiệt tình với công tác hòa giải

(GLO)- Ngoài đảm nhận vai trò hòa giải viên tại Tòa án nhân dân (TAND) huyện Ia Pa, từ năm 1978 đến nay, ông Ksor Nai (SN 1956, thôn Plơi Apa Ama H’lắk, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) còn tích cực tham gia công tác hòa giải ở địa phương.

Thành viên Ban Chỉ đạo rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo xã Ia Sao phối hợp với điều tra viên tiến hành rà soát hộ nghèo tại buôn H’Liếp. Ảnh: V.C

Ia Sao công khai, minh bạch trong điều tra, rà soát hộ nghèo

(GLO)- Hiện nay, các thôn, buôn thuộc xã Ia Sao (thị xã Ayun Pa) đã hoàn tất công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều. Các quy trình đều được thực hiện công khai, minh bạch trên cơ sở đánh giá chi tiết đến từng hộ dân để có hướng hỗ trợ thiết thực, hiệu quả.

Ban Pháp chế HĐND tỉnh Gia Lai khảo sát việc giải quyết kiến nghị cử tri tại TP. Pleiku

Ban Pháp chế HĐND tỉnh Gia Lai khảo sát việc giải quyết kiến nghị cử tri tại TP. Pleiku

(GLO)- Chiều 4-11, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Thái Thanh Bình-Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh dẫn đầu đoàn khảo sát đã làm việc với TP. Pleiku về giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri trước và sau kỳ họp thứ 19, HĐND tỉnh khóa XII thuộc lĩnh vực pháp chế.

Cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn Pháo phòng không 234 giúp xây dựng nhà cho gia đình bà A Nưnh (làng Đăk Pơ Nan, xã Kon Thụp). Ảnh: T.N

Những ngôi nhà ấm tình đoàn kết ở Kon Thụp

(GLO)- Năm 2024, huyện Mang Yang được Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh Gia Lai phân bổ 750 triệu đồng để hỗ trợ xây dựng 15 căn nhà (50 triệu đồng/căn) cho các hộ nghèo và cận nghèo. Huyện ủy đã thống nhất ưu tiên hỗ trợ xây dựng nhà “Đại đoàn kết” cho các hộ nghèo, cận nghèo xã Kon Thụp.