Cụ ông U.80 miệt mài giúp học sinh nghèo đến trường và thành tài

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ở tuổi 78, ông Lê Văn Ý, thương binh ngụ ấp Mỹ Sơn Đông (xã Phú Mỹ, huyện Mỏ Cày Bắc, Bến Tre) vẫn ngày ngày đổ mồ hôi lao động kiếm tiền giúp học sinh nghèo đến trường.

Nhờ tấm lòng rộng mở của ông Ý, 39 năm qua đã có hàng chục học sinh nghèo được hỗ trợ ăn học thành tài.

 

39 năm qua, ông Ý đã giúp đỡ hàng chục học sinh nghèo được ăn học đến nơi đến chốn.
39 năm qua, ông Ý đã giúp đỡ hàng chục học sinh nghèo được ăn học đến nơi đến chốn.

Chúng tôi đến nhà khi ông đang loay hoay tỉa cây kiểng ngoài vườn. Mang thương tật tỷ lệ hơn 83% nhưng ông luôn cố gắng tạo ra những sản phẩm cây kiểng đẹp cho đời. Ông kể, trong chiến tranh ông bị thương 2 lần. Lần đầu (năm 1966) bị mất 1 cánh tay, 1 con mắt; lần thứ hai (năm 1972) bị mất 1 chân, nhưng vẫn tình nguyện tại ngũ cho đến ngày đất nước hoàn toàn thống nhất.

Ông kể tiếp, thời chiến tranh, do điều kiện khó khăn nên chỉ được học đến lớp 2. Nay đất nước hòa bình, người dân muốn phát triển cuộc sống thì phải học hành để có kiến thức. Vì vậy, ông muốn dành một phần công sức nhỏ bé của mình giúp đỡ học sinh nghèo đến trường.

Đầu tiên là năm 1978, ông thuyết phục 8 gia đình nghèo cho 8 con em được đi học, ông sẽ lo tiền mua sách vở, thậm chí lo luôn gạo cho các gia đình. Trong 8 em này đến nay có 4 người đậu đại học, 4 người tốt nghiệp cấp 3. Từ đó đến nay, bao nhiêu tiền làm được và tiền thương binh hằng tháng, ông Ý đều dành dụm để lo cho học sinh nghèo.

Ông chia sẻ: “Tôi mong muốn sống thêm được ngày nào, tháng nào là giúp học trò nghèo ngày đó. Mai sau, các cháu trưởng thành sẽ giúp những thế hệ tiếp theo”.

Trong số những học sinh được ông Ý giúp đỡ có không ít người thành đạt, sau đó quay về giúp đỡ quê hương. Anh Nguyễn Văn Ẩn, người được ông Ý giúp thời điểm những năm 1980, sau đó tốt nghiệp Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, kể: “Hồi đó nhà tôi nghèo lắm, không có tiền đi học, định nghỉ học để đi làm thuê. May nhờ có ông Tám (ông Ý - P.V) giúp đỡ, tôi quay lại lớp học và phát triển đến ngày nay. Khi có việc làm và thu nhập ổn định, tôi và mẹ mang ít tiền đến trả ơn nhưng ông không nhận mà bảo tôi nên giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn khác. Ơn nghĩa của ông Tám đối với học sinh nghèo và người dân rất sâu nặng. Đây là tấm gương để thế hệ đi sau như chúng tôi tiếp bước”.

Ngoài anh Ân còn có anh Nguyễn Văn Tài, giảng viên Trường ĐH Cần Thơ, hiện đang học tiến sĩ năm thứ nhất.

Tính đến nay không thể thống kê hết được bao nhiêu học sinh có hoàn cảnh khó khăn được ông Ý giúp đỡ. Chỉ biết hiện ông đang hỗ trợ 16 học sinh, trong đó có 2 em đang học đại học. Cứ mỗi lần tựu trường, ông lại lấy tiền dành dụm để mua sách, xe đạp cho các học sinh mà ông xem là con cháu của mình.

Mai Trâm - Phương Nam/thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Xuân thêm vẹn tròn

Xuân thêm vẹn tròn

Khi sắc xuân sắp chạm ngõ mọi hiên nhà, bước chân mưu sinh của những người lao động dường như càng thêm hối hả, vội vã trên khắp phố phường. Bởi để đón mùa Tết đầm ấm hơn, họ phải vun vén, dành dụm trong ngoài để có thể đong đầy lu gạo, chắt tràn lọ mắm, thêm củ dưa hành…

Lệ Mật - làng 'cầm tinh' con rắn

Lệ Mật - làng 'cầm tinh' con rắn

Ở nước ta, không ít làng quê nuôi rắn hay chế biến thịt rắn. Nhưng với sự tích gắn với con rắn và cách chế biến các món ăn từ loài rắn thì làng Lệ Mật có nét độc đáo riêng không lẫn với bất kỳ đâu.

Bồi hồi mâm cỗ Tết xưa

Bồi hồi mâm cỗ Tết xưa

Món ăn trên mâm cỗ Tết bao giờ cũng hết sức cầu kỳ, tinh tế và chứa nhiều nội hàm sâu sắc. Nhưng cái ngon thật sự của cỗ Tết nằm ở hương vị của ký ức. Nếu chỉ cảm nhận bằng vị giác thôi thì chưa đủ…

Xuân về trên vùng “đất lửa” Đak Sơ Mei

Xuân về trên vùng “đất lửa” Đak Sơ Mei

(GLO)- Phát huy truyền thống anh hùng, lớp lớp cháu con của vùng căn cứ cách mạng Đak Sơ Mei (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) tiếp tục đoàn kết một lòng, chung tay xây dựng quê hương. Vùng “đất lửa” Đak Sơ Mei một thời gian khó nay đã chuyển mình khởi sắc.

Nghề “cõng” hoa Tết

Nghề “cõng” hoa Tết

Cuối tháng Chạp, thương lái đổ về “thủ phủ” hoa cúc ở xã Nghĩa Hiệp (Tư Nghĩa) lấy hàng phục vụ thị trường, đây cũng là lúc hàng chục lao động làm nghề “cõng” hoa vào thời điểm mưu sinh với hy vọng có được cái Tết đủ đầy.

Thầy Nguyễn Quang Tưởng và cô RCom H’Ni (thứ 3 từ phải sang) tâm huyết với mô hình “Làng văn hóa dân tộc”. Ảnh: T.D

Người thầy làm “sống dậy” văn hóa dân tộc thiểu số trong trường học

(GLO)- Mong muốn xây dựng môi trường giáo dục đặc thù mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số, năm 2023, thầy Nguyễn Quang Tưởng-Hiệu trưởng Trường THCS Dân tộc nội trú huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã phục dựng thành công “Làng văn hóa dân tộc” trong khuôn viên trường học.