Cụ bà xứ Thanh xin "thoát nghèo" và "cái tát" những kẻ tham lam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sự khí khái, tự trọng của cụ bà 83 tuổi ở xứ Thanh chắc chắn sẽ khiến không ít những cán bộ, người dân lâu nay đang trục lợi trên chính sách xóa đói, giảm nghèo của nhà nước phải cúi đầu hổ thẹn.

 

 UBND tỉnh Thanh Hóa đã trao tặng bằng khen cho cụ Đỗ Thị Mơ - Ảnh: Phúc Ngư
UBND tỉnh Thanh Hóa đã trao tặng bằng khen cho cụ Đỗ Thị Mơ - Ảnh: Phúc Ngư



Tôi đã thực sự khâm phục một tấm gương khẳng khái, đầy lòng tự trọng khi ngày 22.10, cụ bà Đỗ Thị Mơ (83 tuổi), sống ở xã vùng cao Lương Sơn (H.Thường Xuân, Thanh Hóa) được chủ tịch UBND tỉnh này tặng bằng khen vì trong suốt 2 năm, cụ đề nghị chính quyền đưa mình ra khỏi danh sách hộ nghèo.

Lý do của cụ Mơ rất đơn giản “bản thân tôi còn tự lo cho tôi được; nhiều hoàn cảnh khác còn khổ hơn tôi”. Sống ở một xã miền núi khó khăn, chồng mất sớm, một mình cụ gồng gánh nuôi 11 người con khôn lớn, có công ăn việc làm ổn định. Các con trưởng thành ra ở riêng, cụ sống một mình trong căn nhà cấp 4 rộng chừng 20 m2. Thường ngày, cụ vẫn nuôi gà, trồng rau đem bán…

Thực tế, nếu chiếu theo quy định, quy chế hiện hành, thì đúng là cụ Mơ thuộc diện hộ nghèo, nhưng cụ không thấy mình nghèo... Cụ xin thoát nghèo trước hết là để không ỷ lại, trông chờ vào chế độ, chính sách, nhưng hơn hết, cụ mong chính sách giúp đỡ người nghèo đến với những người dân còn nghèo hơn mình. Sự khí khái, tự trọng của cụ bà 83 tuổi ở xứ Thanh chắc chắn sẽ khiến không ít những cán bộ, người dân lâu nay đang trục lợi trên chính sách xóa đói, giảm nghèo của nhà nước phải cúi đầu hổ thẹn.

Chợt nhớ câu chuyện “hộ nghèo” xảy ra hồi cuối năm 2016, cũng tại tỉnh Thanh Hóa. Khi đó, lợi dụng nhiệm vụ được giao, cán bộ văn hóa UBND xã Nga Thanh và cán bộ một số thôn ở xã này đã đưa vợ, người thân của mình nhập vào hộ nghèo khác để trục lợi chính sách. Tệ hại hơn, những người là vợ của lãnh đạo xã cũng được “phù phép” để có tên trong các hộ nghèo, nhằm nhận ưu đãi, hưởng các chính sách về bảo hiểm y tế, hỗ trợ vốn vay… Hành động của cụ Mơ không chỉ là cái tát thẳng vào mặt những cán bộ tham lam - những cán bộ không từ bất cứ thủ đoạn, cơ hội nào để trục lợi cho gia đình và bản thân - mà còn khiến cho nhiều người dân đang ỷ lại vào chính sách của nhà nước cũng phải tự nhìn nhận lại bản thân.

Theo Minh Hải (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Giải nhiệt cho đô thị

Giải nhiệt cho đô thị

Hầu hết các đô thị ở phía nam hiện đang rất bức bối với các ngày nắng nóng cực đoan, khi mà nhiều nơi nhiệt độ không khí ngoài đường phố có lúc ghi nhận lên đến 44 - 45 độ C.
Nghịch lý về điện

Nghịch lý về điện

Giữa mùa nắng nóng, đang phập phồng lo cúp điện vì quá tải, thiếu nguồn thì nghe đề xuất của Bộ Công Thương về việc mua điện mặt trời áp mái với giá 0 đồng.
Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Ngày Quốc tế Lao động 1-5 là dịp để chúng ta ôn lại lịch sử đấu tranh, xây dựng và trưởng thành của giai cấp công nhân; khẳng định vị trí, vai trò cùng những đóng góp to lớn của giai cấp công nhân và người lao động (NLĐ) cho sự phát triển của kinh tế - xã hội.
Hòa bình

Hòa bình

(GLO)- Tôi luôn muốn thốt lên câu ấy vì hòa bình là khát vọng muôn thuở, khát vọng ngàn đời của con người. Nó là mục tiêu, là ý chí, là giá trị vĩnh hằng mà con người hướng tới, mơ tới, nghĩ về và luôn luôn muốn nó là hiện thực.

Thành quả lịch sử

Thành quả lịch sử

Trước năm 1975 đúng 200 năm, vào năm 1775, sử gia Ngô Thì Sĩ (1726-1780) hoàn thành tác phẩm Việt Sử Tiêu Án, viết về lịch sử nước nhà từ thời thượng cổ Hồng Bàng đến giai đoạn Lê Lợi chiến thắng quân Minh.
Nhân lên niềm vui chiến thắng

Nhân lên niềm vui chiến thắng

(GLO)- Sau 49 năm giải phóng, Gia Lai đã vươn lên trở thành trung tâm của khu vực Bắc Tây Nguyên và vùng động lực của Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia. Tinh thần Chiến thắng 30-4 đã được kế thừa, phát huy và nhân lên bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Nâng chất lao động ngành du lịch

Nâng chất lao động ngành du lịch

Người lao động làm trong ngành du lịch đến từ Philippines, Thái Lan, Indonesia, Singapore có mặt ở các khách sạn 4-5 sao tại Việt Nam đang khá nhiều. Điều này cho thấy, lao động ngành du lịch đang bị cạnh tranh việc làm ngay trên sân nhà.