Covid-19 không xâm nhập vào ADN

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các nhà khoa học của Đại học Queensland (Úc) vừa bác bỏ thông tin cho rằng Covid-19 có thể xâm nhập vào ADN của một người và nhấn mạnh mọi người không nên để thông tin sai lệch này ảnh hưởng đến quyết định tiêm vắc xin, theo chuyên trang Medical Xpress.
Ảnh minh họa: Shutterstock
Ảnh minh họa: Shutterstock
Cụ thể, kết quả nghiên cứu được đăng tải chi tiết trên chuyên san Cell Reports khẳng định không có bằng chứng cho thấy SARS-CoV-2 (vi rút gây ra đại dịch Covid-19), hay bất cứ thành phần liên quan nào trong các vắc xin Covid-19 hiện hành có thể xâm nhập vào ADN của người.
Giáo sư Geoff Faulkner, thành viên nhóm nghiên cứu, nhận định: “Thông tin sai lệch này đang được dùng để thúc đẩy những hiểu lầm về vắc xin Covid-19 và khiến mọi người trì hoãn chủng ngừa”.
Trước đó, có thông tin lan truyền rằng một người hồi phục rất lâu sau đợt nhiễm Covid-19 tiếp tục dương tính với SARS-CoV-2 là do vi rút này đã được tích hợp vào ADN. Thậm chí, nguồn tin này còn tuyên bố cơ thể người có khả năng biến RNA của SARS-CoV-2 thành ADN của người, và gây ra đột biến vĩnh viễn.
“Chúng tôi đã tiến hành giải trình tự ADN và không tìm thấy bất cứ bằng chứng nào về việc Covid-19 có thể tích hợp vào ADN người từng nhiễm. Từ quan điểm sức khỏe cộng đồng, chúng tôi khẳng định không có gì phải lo ngại về việc SARS-CoV-2 hay vắc xin Covid-19 có thể tích hợp vi rút vào ADN của con người”, Giáo sư Faulkner khẳng định.
Theo Thanh Lương (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Tăng huyết áp, hay còn gọi là cao huyết áp, là một tình trạng mà áp lực máu trong động mạch cao hơn mức bình thường. Ở trẻ em, bệnh này ít được nhận biết hơn so với người lớn nhưng không kém phần nguy hiểm. Vậy bố mẹ làm thế nào để phát hiện con mình có dấu hiệu của một bệnh nhân cao huyết áp?