Công viên địa chất Lý Sơn - Sa Huỳnh: "Vẽ" cho hoành tráng, nguy cơ mất trắng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong khi Quảng Ngãi đang trình hồ sơ để UNESCO công nhận công viên địa chất toàn cầu thì nhiều nơi đã bị xâm hại nghiêm trọng
Theo kế hoạch, trong tháng 7-2020, tỉnh Quảng Ngãi sẽ đón đoàn chuyên gia của Tổ chức Giáo dục - Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đến thẩm định Công viên địa chất toàn cầu Lý Sơn - Sa Huỳnh. Tuy nhiên, do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 nên tỉnh Quảng Ngãi đề nghị lùi thời hạn tiếp đón đoàn chuyên gia.
Các lớp đá trầm tích núi lửa bị vùi lấp
Tại khu danh thắng Ba Làng An (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn - vùng lõi Công viên địa chất), đầu tháng 7-2020, chúng tôi chứng kiến hàng chục người ngang nhiên đào bới sườn núi để xây dựng công trình, hàng quán khiến nhiều gốc cây rừng phòng hộ ngã đổ ngổn ngang... Ngoài những nơi đang bị đào bới, toàn khu danh thắng đã có hàng loạt công trình, hàng quán, kè bê -tông, cốt thép được xây dựng, xâm lấn, vùi lấp các lớp đá trầm tích núi lửa.
Ông Nguyễn Văn Thường, một du khách đến Ba Làng An, bức xúc: "Một danh thắng như Ba Làng An phải mất hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm kiến tạo địa chất, địa tầng mới có. Vậy mà nó đang bị đào bới, tàn phá không thương tiếc. Xâm hại, tàn phá diễn ra lâu nay nhưng chẳng hiểu chính quyền địa phương ở đâu?".
 
Danh thắng Ba Làng An (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) - nơi được xác định là vùng lõi công viên địa chất toàn cầu - đang bị xâm hại nghiêm trọng
Danh thắng Ba Làng An (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) - nơi được xác định là vùng lõi công viên địa chất toàn cầu - đang bị xâm hại nghiêm trọng
Còn ông N.V.T, một trong nhiều hộ dân xây dựng công trình trái phép, xâm hại danh thắng Ba Làng An, phân trần do đất sạt lở nên phải xây kè để giữ lại. Biết việc xây dựng này không được phép nhưng nếu không xây thì mùa mưa sẽ lở đất.
Trước tình trạng xâm lấn danh thắng Ba Làng An, ông Nguyễn Văn Tuấn - Phó Chủ tịch UBND xã Bình Châu, huyện Bình Sơn - cho biết UBND huyện Bình Sơn đã kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính nhưng các hộ dân vẫn tiếp tục vi phạm. "Địa phương mong các cấp, các ngành phối hợp chặt chẽ sớm kiểm tra, rà soát lại quy định của pháp luật để chấn chỉnh tình trạng này và khôi phục lại nguyên trạng ban đầu" - ông Tuấn nói.
Còn tại Lý Sơn - "trái tim" công viên địa chất - bãi san hô hóa thạch được xem như báu vật ở thôn Đông, xã An Hải đang bị tàn phá, xâm hại nặng nề bởi dự án khu neo đậu tàu thuyền An Hải. Khi làm dự án, đơn vị thi công cho nổ mìn phá đá, làm nhiều hóa thạch san hô và rạn san hô ven bờ bị hư hỏng nặng, các hóa thạch san hô bị vứt bỏ lăn lóc khắp nơi.
Nguy cơ không được công nhận
Ông Nguyễn Minh Trí, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Quản lý Công viên địa chất Lý Sơn - Sa Huỳnh, cho rằng đơn vị tăng cường công tác kiểm tra, xử lý, đề xuất xử phạt các trường hợp xâm hại di sản nhưng đây cũng chỉ là biện pháp tình thế.
"Chúng tôi đã tham mưu với tỉnh xây dựng chính sách phát triển du lịch cộng đồng. Tức là chúng ta cần phải hỗ trợ cho người dân, cộng đồng trực tiếp làm du lịch. Nhưng làm du lịch bằng cách bảo vệ những di sản để thu lợi chứ không phải xây dựng nhà cửa, khách sạn, nhà hàng bên trong lõi của di sản. Làm như vậy thì chỉ có hủy hoại chứ không thể phát huy những giá trị của di sản" - ông Trí nhấn mạnh.
Cũng theo ông Trí, tỉnh Quảng Ngãi mới trình hồ sơ lên UNESCO để chờ công nhận Công viên địa chất Lý Sơn - Sa Huỳnh. Dự kiến lúc đầu, đến tháng 7-2020 sẽ tiếp đón đoàn của UNESCO nhưng do ảnh hưởng dịch Covid-19 nên Quảng Ngãi đã có văn bản xin tạm hoãn, hiện vẫn chưa có kế hoạch cụ thể.
PGS-TS Trần Tân Văn, Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản (Bộ Tài nguyên và Môi trường), nhận định một trong những tiêu chí để UNESCO công nhận công viên địa chất toàn cầu là bảo vệ các di sản đi đôi với mô hình phát triển kinh tế - xã hội bền vững, khuyến khích các hoạt động thân thiện với cộng đồng, môi trường. Khi các di sản không được bảo tồn, không được gìn giữ; việc xây dựng cơ sở hạ tầng, các hoạt động kinh tế không tuân thủ quy định bảo vệ di tích, di sản..., nguy cơ sẽ không được công nhận công viên địa chất toàn cầu cũng rất cao.
Cũng theo PGS-TS Trần Tân Văn, việc xác lập phạm vi, quy mô, diện tích công viên địa chất là để đáp ứng tiêu chí của UNESCO nhưng cũng phải gắn với nhiệm vụ nặng nề bảo vệ các di sản trong phạm vi đó. Nếu lập phạm vi, quy mô cho lớn nhưng không gắn với công tác bảo vệ di sản, để tình trạng xâm hại nhiều nơi, rồi các hoạt động kinh tế ảnh hưởng cảnh quan, môi trường... thì việc xác lập phạm vi lớn cũng vô nghĩa. 
Đã chi 19 tỉ đồng làm hồ sơ
Theo báo cáo của UBND tỉnh Quảng Ngãi, tổng kinh phí tỉnh này duyệt chi cho phần nhiệm vụ xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận công viên địa chất toàn cầu là 66,8 tỉ đồng. Tính đến hết năm 2019, tổng kinh phí đã thực hiện 19 tỉ đồng, dự kiến đến cuối năm 2020 sẽ được chi thêm gần 7 tỉ đồng.
Bài và ảnh: TỬ TRỰC (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Lễ báo hiếu: Thơm thảo tấm lòng con cái

Lễ báo hiếu, thơm thảo tấm lòng con cái

(GLO)- Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, người Bahnar luôn nhắc nhau: “Phải kính trọng cha mẹ như mặt trăng, kính trọng ông bà như mặt trời”. Khi đã trưởng thành, con cái đều nghĩ đến việc tổ chức lễ báo hiếu cha mẹ (teh nhung ăn kră).

Nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa ở cơ sở

Nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa ở cơ sở

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai ban hành QĐ số 60/2024/QĐ-UBND quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” để hướng dẫn thực hiện, bảo đảm phù hợp với đặc thù văn hóa và tình hình kinh tế-xã hội của địa phương.

Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia vừa họp, bỏ phiếu thống nhất đề xuất Thủ tướng Chính phủ công nhận Quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo là di tích quốc gia đặc biệt. Ảnh: Ngọc Minh

Chuyện làm hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, những người làm công tác di sản văn hóa (như cách gọi ngày nay) của tỉnh Gia Lai-Kon Tum bắt tay vào việc thu thập thông tin để làm hồ sơ di tích đề nghị xếp hạng, trong đó có hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo.

Chùa Bửu Minh (huyện Chư Păh)

Vọng tiếng chuông ngân

(GLO)- Trên địa bàn tỉnh Gia Lai có nhiều ngôi chùa bắt đầu bằng chữ Bửu như chùa Bửu Minh (huyện Chư Păh), Bửu Thắng, Bửu Nghiêm, Bửu Hải (TP. Pleiku). Riêng cái tên Bửu Tịnh được đặt cho 2 ngôi chùa, 1 ở Ayun Pa, 1 ở Krông Pa. Nhà tôi ở gần chùa Bửu Tịnh (xã Phú Cần, huyện Krông Pa).

Nét đẹp tặng chữ đầu xuân

Nét đẹp tặng chữ đầu xuân

(GLO)- Mỗi dịp Tết đến Xuân về, người dân Việt lại náo nức với những phong tục truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc. Trong đó, nét đẹp tặng chữ đầu xuân đã trở thành một truyền thống hiếu học của dân tộc và mang ý nghĩa cầu chúc may mắn, tài lộc, hạnh phúc cho năm mới.

Một dòng huyền tích

Một dòng huyền tích

Mỗi lần đi qua cầu Đuống, tôi bất giác nhìn về phía hạ lưu, trong đầu ngân lên mấy câu thơ của Hoàng Cầm “Sông Đuống trôi đi một dòng lấp lánh, nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ”.

Theo dấu sử thi

Theo dấu sử thi

Tôi về xã Ea Tul (huyện Cư M’gar, Đắk Lắk) vào một dịp ngành văn hóa Đắk Lắk phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức lớp truyền dạy hát kể sử thi (khan) cho lớp trẻ.