Cổng làng và sự biến dịch văn hóa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cuốn sách “Cổng làng người Việt ở châu thổ Bắc Bộ” dày gần 300 trang với nhiều ảnh, biểu đồ, do Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc ấn hành, là sự phát triển từ Luận án Tiến sĩ của Vũ Thị Thu Hà - Hiệu trưởng trường THCS Tô Hoàng (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Cuốn sách nằm trong đề án Bảo tồn, phát huy giá trị tác phẩm văn học, nghệ thuật (VHNT) các dân tộc thiểu số Việt Nam của Liên hiệp các Hội VHNTVN và Hội VHNT các dân tộc thiểu số Việt Nam. Một cuộc trò chuyện với TS Vũ Thị Thu Hà về cổng làng người Việt.

 Cổng Miễu làng Dương Đình, xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Ảnh do nhân vật cung cấp
Cổng Miễu làng Dương Đình, xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Ảnh do nhân vật cung cấp


Cổng làng có giá trị quan trọng trong đời sống người Việt ở châu thổ Bắc Bộ là một chủ đề rộng, mang tính phổ quát nên hẳn chị phải chọn cho mình một tiêu điểm riêng? Và việc tìm tài liệu có phải là thách thức với chị?

- Cổng làng là một bộ phận cấu thành của thực thể làng Việt, có vai trò và chức năng thể hiện khát vọng, ước mơ người dân làng Việt. Ngoài sự tồn tại của cổng làng như một nhân chứng của lịch sử, chứng kiến những thăng trầm của con người thì cổng làng còn là vách ngăn, một thứ phân tầng của xã hội Việt Nam, nó là sự phân định giữa bên trong và bên ngoài...

Quá trình tìm tư liệu về cổng làng của tôi bắt đầu từ cuốn “Thằng Vanh - hồi ức thời niên thiếu” của tác giả Phan Hữu Dật. Trong hồi ức về thời niên thiếu, ông viết như sau: “Các làng miền Trung nước ta làm gì có cổng làng. Ở đồng bằng Bắc Bộ, làng có cổng làng thực sự rất vững chắc. Muốn vào làng phải qua cổng làng. Xung quanh làng rào kín mít, chủ yếu bằng các hàng cây tre trồng xanh tốt. Ở làng tôi, người ngoài muốn vào ra ngả nào, chỗ nào cũng được”. Sở dĩ chúng tôi trình bày về châu thổ Bắc Bộ bởi chỉ làng Việt ở Bắc Bộ mới có cổng làng truyền thống.

Nếu làng Việt vùng châu thổ Bắc Bộ được giới nghiên cứu quan tâm bao nhiêu thì chiếc cổng làng lại được ít được chú ý bấy nhiêu. Những tài liệu đề cập đến cổng làng thực sự ít ỏi. Đặc biệt hơn tôi cũng tìm hiểu trên các văn bia ở các làng tôi đã từng đến, tìm trong hương ước của làng, trong tuyển tập 5.000 hoành phi câu đối của tác giả Đinh Bá Thân và Phan Thị Thùy Vinh để tìm xem trên các văn bia có ghi năm xây dựng hay tu sửa cổng làng mục đích để biết được cổng làng đó được xây từ năm nào nhưng đều không cho thông tin nào, mặc dù những việc lớn nhỏ của làng đều được lưu giữ trên các văn bia, văn chỉ của làng... và cuối cùng tôi quyết định dùng phương pháp tập hợp cứ liệu, hồi cố phỏng vấn để tìm hiểu sâu hơn về cổng làng bằng phương pháp nghiên cứu văn hóa dân gian trong suốt 7 năm điền dã về các làng quê để được tìm hiểu thêm về chiếc cổng làng Việt.

Chị có nghe được nhiều câu chuyện đáng suy ngẫm phía sau cánh cổng làng từ các nghệ nhân, những “báu vật nhân văn sống” ở làng?

- Trong các chuyến đi điền dã tôi đã được tiếp xúc với người dân của làng, được nghe những câu chuyện khá thú vị về chiếc cổng làng họ, qua lời kể với niềm tự hào về chiếc cổng và kèm theo những câu chuyện gắn với nhiều tính thiêng của của như chuyện ma quỷ, chuyện xâm hại đến cổng làng thì sẽ nhận được kết cục thật rùng rợn và điều này lại hé lộ trong tôi một câu hỏi bấy lâu nay còn đang thắc mắc(?). Tại sao cổng làng cũ kĩ vẫn còn được lưu giữ mặc cho sự biến đổi đến chóng mặt của cảnh quan làng? Phải chăng con người đã gán cho nó tính thiêng để gìn giữ cổng làng khỏi các thế lực muốn phá bỏ, xâm hại? Hay những câu chuyện đói kém mất mùa của làng năm đó trùng hợp với việc xây cổng làng nên họa tiết trang trí trên cổng là những cây khoai, cây dáy như dấu mốc hay dụ ý nhắc nhở dân làng nhớ đến những ngày đói khổ mà đến lúc ấm no thì cần ôn nghèo kể khổ?

Sự biến đổi của cổng làng cũng thể hiện sự biến dịch về văn hóa. Chị có thể nói khái quát về 2 mặt của vấn đề này?

- Cổng làng của người Việt ở Châu thổ Bắc Bộ có các chức năng: Phòng vệ, kiểm soát, thẩm mĩ, giáo dục và thông tin. Theo thời gian, các chức năng này có vai trò khác nhau. Có lẽ trong thời gian đầu, chức năng phòng vệ đóng vai trò quan trọng. Khi điều kiện kinh tế khá giả những cánh cổng gỗ lớn nặng trịch có tác dụng tốt hơn trong việc chống cướp, chống giặc, ngăn cản nước lũ. Trong thời gian đầu cổng làng chưa được cao lớn rộng rãi, với những trang trí mĩ thuật công phu, tinh xảo với những chữ đại tự, những câu đối thăng trầm nhiều ý nghĩa. Càng về sau chức năng thẩm mĩ và chức năng giáo dục càng được nhiều người đứng đầu và dân làng quan tâm hơn.

Khu vực cổng làng cũng là nơi người ta gặp gỡ trao đổi để đưa và nhận thông tin. Ngoài ra chính bản thân cổng làng cũng có giá trị thông tin. Cổng làng bề thế cho biết đó là một làng trù phú. Cổng làng có nhiều câu đối hay, những đại tự cùng với biểu tượng bút nghiên cuốn thư mách bảo rằng đây là một làng khoa bảng. Cổng làng đơn sơ ít chữ nghĩa, đường làng chưa được lát gạch, gần cổng không có cây cổ thụ cho thấy đây là một làng tương đối mới. Trên ở khía cạnh này có thể nói đến chức năng biểu tượng của làng.

Vai trò và chức năng của cổng làng xưa và nay chính là sự thay đổi của giai đoạn lịch sử nhất định. Xưa kia cổng làng nhỏ gọn, dành cho người đi bộ thì nay cổng làng to rộng xe cộ có thể qua lại dễ dàng phù hợp với những ngôi nhà cao tầng nằm sâu trong làng. Các chữ ghi trên cổng làng trước kia là chữ nho nay được thay thế là chữ quốc ngữ để dễ đọc và nhiều người có thể đọc được. Chức năng phân định làng từ ranh giới giữa khu vực ngụ cư với khu vực canh tác thì nay cổng làng đã vượt ra cả khu vực canh tác. Sự uy nghi và tính thiêng của cổng làng dần dần mất đi bởi diện tích đất dần thu hẹp, người ta có thể sẵn sàng phá dỡ cổng làng vì bị cho là vướng, và thay vào đó là những chiếc cổng chào to, với những dòng chữ mang tính khẩu hiệu “làng văn hóa”.

Có lẽ sự thay đổi đó là tất yếu và phù hợp với xu thế của thời đại?

- Cảm ơn chị và chờ đón thêm những công trình nghiên cứu của chị về văn hóa dân tộc!

https://laodong.vn/van-hoa-giai-tri/cong-lang-va-su-bien-dich-van-hoa-871986.ldo
 

Theo VIỆT VĂN (thực hiện/LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Dùng mặt nạ kỹ thuật số để phục hồi tranh. (Ảnh: Franetic)

Công nghệ đột phá phục chế tranh cổ chỉ trong vài giờ

(GLO)-Với những bức tranh có niên đại hàng thế kỷ, bị hỏng nặng, việc phục chế gặp nhiều rủi ro và tiêu tốn thời gian. Một bước đột phá về công nghệ vừa được các nhà khoa học thử nghiệm thành công, đã giải quyết được khó khăn này, đó là phương pháp mặt nạ kỹ thuật số.

Đừng để giấc mơ Tây Nguyên ngủ yên trên đỉnh đồi

(GLO)- Người Tây Nguyên làm du lịch không chỉ bằng khu nghỉ dưỡng, mà còn bằng lòng hiếu khách và nghệ thuật kể chuyện. Vậy nên, đừng để giấc mơ Tây Nguyên ngủ yên trên đỉnh đồi mà hãy đánh thức nó bằng chính giọng nói của rừng, bằng bàn tay của bà con và bằng tình yêu với buôn làng của mình.

Ý nghĩa các biểu tượng trong lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui

Ý nghĩa các biểu tượng trong lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui là hiện tượng văn hóa xã hội đặc sắc của cộng đồng người Jrai ở Plei Ơi, xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai. Nghi lễ này tập hợp nhiều biểu tượng văn hóa độc đáo giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thế giới tâm linh của cư dân bản địa.

Qua xứ trầm hương: Di sản văn hóa từ miền duyên hải Khánh Hòa - Bài 1: Di sản văn hóa từ miền duyên hải

Qua xứ trầm hương: Di sản văn hóa từ miền duyên hải Khánh Hòa - Bài 1: Di sản văn hóa từ miền duyên hải

“Khánh Hòa là xứ trầm hương/Non cao biển rộng người thương đi về” - những câu thơ của nhà nghiên cứu Quách Tấn trong biên khảo Xứ trầm hương vừa là sự khẳng định danh xưng của một miền đất, vừa như lời mời gọi lữ khách bốn phương tìm về với thủ phủ của trầm hương Việt Nam.

Kể chuyện buôn làng bằng thanh âm sáo trúc

Kể chuyện buôn làng bằng thanh âm sáo trúc

(GLO)- Ở buôn E Kia (xã Ia Rsai, huyện Krông Pa), ông Hiao Thuyên được biết đến là một nghệ nhân tài hoa khi giỏi cả sáo trúc, biểu diễn cồng chiêng, hát dân ca... Bằng những việc làm thiết thực, ông đã góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc Jrai và xây dựng khối đại đoàn kết ở buôn làng.

Tây Nguyên: Nhịp sống mới dưới những nếp nhà xưa

Tây Nguyên: Nhịp sống mới dưới những nếp nhà xưa

Nhắc đến đại ngàn Tây Nguyên, có lẽ biểu tượng văn hóa “sừng sững” chính là những mái nhà rông, nhà dài truyền thống của đồng bào các dân tộc. Trong những biến chuyển của thời đại, không gian che chở các hộ gia đình và lan tỏa văn hóa cộng đồng ấy khó tránh khỏi những hư hao, nghiêng ngả.

Đa dạng lễ cúng cầu mưa của người Jrai

Đa dạng lễ cúng cầu mưa của người Jrai

(GLO)- Tuy có sự phát triển của hệ thống thủy lợi song lễ cúng cầu mưa vẫn đóng vai trò quan trọng trong đời sống cư dân vùng thung lũng Cheo Reo. Sự đa dạng trong nghi thức cúng của mỗi cộng đồng dân cư đã góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

Biểu tượng vũ trụ trên cây nêu của người Bahnar

Biểu tượng vũ trụ trên cây nêu của người Bahnar

(GLO)- Người Bahnar quan niệm rằng mọi sự vật, hiện tượng đều có sự hiện diện của thần linh và con người phải tôn trọng, thờ cúng. Vì vậy, họ có nếp sống, sinh hoạt văn hóa với hệ thống lễ hội vô cùng phong phú, gắn với vòng đời người và chu kỳ canh tác nông nghiệp.

null