Công bố Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 3-4, Văn phòng Chủ tịch nước họp báo công bố Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Pháp lệnh được Quốc hội khóa XV thông qua, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 19-5-2025.

Pháp lệnh được ban hành là văn bản quy phạm pháp luật cao nhất tính đến thời điểm hiện nay để thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh và quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Pháp lệnh gồm 6 chương, 32 điều.

z6469450911260-a60ee341bf8107f7f0f324f7d6eebccd-4810.jpg
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (TP. Hà Nội). Ảnh: P.V

Pháp lệnh quy định rõ: Giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh, bao gồm: hoạt động y tế-kỹ thuật, hoạt động khoa học và công nghệ trong giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh; kiểm tra, đánh giá trạng thái thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh. Riêng nội dung bảo đảm an ninh, an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ giao Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết.

Về quản lý các công trình, khu vực trong Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, mục 1, Chương III của Pháp lệnh quy định về lập hồ sơ quản lý công trình, khu vực; quản lý, vận hành, bảo quản, bảo trì, bảo đảm kỹ thuật công trình; bảo đảm duy trì, giữ gìn không gian, cảnh quan, kiến trúc, hoạt động xây dựng và bảo vệ môi trường trong Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Hồ sơ quản lý công trình, khu vực trong Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được xác định độ mật phù hợp với tính chất, loại, nhóm công trình, khu vực; được lưu trữ, quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước và pháp luật về lưu trữ. Bộ Tư lệnh Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện lập và quản lý hồ sơ các công trình, khu vực trong Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Việc cải tạo, chỉnh trang, nâng cấp, đầu tư xây dựng công trình phải được thực hiện trên cơ sở quy hoạch chi tiết xây dựng, tôn trọng thiết kế, kiến trúc ban đầu và quy định pháp luật có liên quan.

Mục tiêu bảo vệ bao gồm các công trình, khu vực thuộc Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các hoạt động chính trị, văn hóa trong Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phạm vi bảo vệ cụ thể thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Ngay sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần ngày 2-9-1969, tại Thông báo số 14-TB/TW ngày 4-12-1969, Bộ Chính trị đã quyết định: "Với tấm lòng kính yêu vô hạn và đời đời nhớ ơn Hồ Chủ tịch, chúng ta phải thực hiện đến mức tốt nhất nhiệm vụ giữ gìn lâu dài thi hài Hồ Chủ tịch và xây dựng Lăng mộ của Người".

Có thể bạn quan tâm

Họp trực tuyến

Sớm bố trí, phân bổ đủ vốn triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia

(GLO)- Chiều 31-3, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà-Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021-2025 chủ trì cuộc họp trực tuyến với các địa phương về tình hình thực hiện và chuẩn bị công tác tổng kết các chương trình MTQG. 

Thủ tướng Chính phủ: Khẩn trương rà soát, báo cáo các dự án đầu tư công tồn đọng kéo dài trước ngày 10-4

Thủ tướng Chính phủ: Khẩn trương rà soát, báo cáo các dự án đầu tư công tồn đọng kéo dài trước ngày 10-4

(GLO)- Ngày 31-3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 26/CĐ-TTg yêu cầu các bộ ngành, địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia.