Công bố nhiều phát hiện mới của khảo cổ học VN có tiếng vang TG

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chiều 29/9, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam thông báo những phát hiện mới về khảo cổ học Việt Nam lần thứ 53, năm 2018.
 Quang cảnh của hội nghị. Ảnh: P.Đ.
Quang cảnh của hội nghị. Ảnh: P.Đ.
Tại hội nghị, có hơn 350 bản báo cáo trình bày tại 4 tiểu ban: Khảo cổ học (KCH) tiền sử, KCH lịch sử, KCH Chăm pa - Óc Eo và KCH dưới nước. Nội dung các bản báo cáo đề cập đến nhiều vấn đề trong KCH: Kết quả các cuộc điều tra, khai quật, thông tin về các phát hiện mới, nghiên cứu mới.
Chẳng hạn như, các di tích sơ kỳ Đá cũ ở An Khê, việc khoan mũi khoan đá ở Hoa Lộc trong một cuộc khai quật mới nhất được thực hiện bởi các nhà Khảo cổ học Việt Nam và Úc, Hoàng thành Thăng Long sau nhiều năm phát hiện và nghiên cứu: Những giải pháp mới cho việc bảo tồn.
 Một số hình ảnh mới về KHC Hoàng Thành Thăng Long. Ảnh: PĐ.
Một số hình ảnh mới về KHC Hoàng Thành Thăng Long. Ảnh: PĐ.
Trong đó, kết quả khai quật KCH tại di tích sơ kỳ Đá cũ ở thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai có tầm vóc quốc tế, chưa từng ghi nhận trong khu vực Đông Nam Á, đã gây chấn động giới khảo cổ, làm thay đổi cách nhìn của nhiều nhà khoa học trên thế giới. Kết quả khai quật cho biết đã tìm thấy di cốt hoàn chỉnh của một trẻ em khoảng 4 tuổi, ghi nhận lần đầu tiên tại Việt Nam phát hiện xương người tiền sử ở hang núi lửa, mở ra một bước ngoặt mới cho nền KCH nước nhà.
Ngoài ra, tại đây còn phát hiện được nhiều di vật đá, đồ gốm, xương động vật,.. những di vật này chứng minh cho các hoạt động sống của bộ lạc thời tiền sử, sớm nhất có thể sơ kỳ Đá mới cách đây 6000- 7000 năm.
 Hình ảnh một số mẫu vật mới nhất được tìm thấy ở hang động núi lửa Krông Nô. Ảnh: P.Đ.
Hình ảnh một số mẫu vật mới nhất được tìm thấy ở hang động núi lửa Krông Nô. Ảnh: P.Đ.
Phát biểu tại hội nghị, TS Phan Thanh Hải - đồng chủ trì Hội nghị nói: “Hội nghị này là cơ hội để Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế mở rộng hợp tác, quảng bá hình ảnh di sản Huế, góp phần thúc đẩy sự phát triển của  TT- Huế.
Sự kiện này đồng thời là cơ hội để đội ngũ cán bộ làm công tác khảo cổ và bảo tồn của Trung tâm cũng như của  TT - Huế có cơ hội giao lưu, học hỏi trao đổi kinh nghiệm với các đại biểu trong cả nước và nước ngoài”.
Phúc Đạt (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Thợ rèn trong xã hội Tây Nguyên

Thợ rèn trong xã hội Tây Nguyên

(GLO)- Việc tìm thấy kim loại sắt đã giúp loài người tiến một bước dài trong lịch sử. Cũng vì thế mà người chế tác sắt-thợ rèn được nhiều tộc người trên thế giới tôn vinh. Riêng với người Tây Nguyên, thợ rèn được coi là người sáng thế, người tạo ra con người.
Chuyện về hậu hiền họ Nguyễn ở Phú Cần

Chuyện về hậu hiền họ Nguyễn ở Phú Cần

(GLO)- Hàng năm, cứ đến ngày 28-5 âm lịch, dân làng Phú Cần xưa (nay thuộc thôn Thắng Lợi, xã Phú Cần, huyện Krông Pa) lại tập trung về ngôi đền thờ tiền hiền của làng để tưởng nhớ và tri ân các bậc tiền hiền, hậu hiền đã có công xây dựng, phát triển làng xã.
Liên hoan hát ru, hát dân ca và trình diễn nhạc cụ các dân tộc: Sức sống của nghệ thuật dân gian

Liên hoan hát ru, hát dân ca và trình diễn nhạc cụ các dân tộc: Sức sống của nghệ thuật dân gian

(GLO)- Khởi đi từ đời sống, nghệ thuật dân gian chạm vào đời sống và có sức sống bền lâu. Điều đó thêm một lần thể hiện tại Liên hoan hát ru, hát dân ca và trình diễn nhạc cụ các dân tộc tỉnh Gia Lai năm 2024 qua phần trình diễn của các nghệ sĩ “chân đất”.
Nghệ nhân ưu tú trao truyền di sản văn hóa

Nghệ nhân ưu tú trao truyền di sản văn hóa

(GLO)- Các nghệ nhân ưu tú trong cộng đồng Bahnar, Jrai đã cùng gặp nhau tại phố núi Pleiku (tỉnh Gia Lai) để truyền dạy văn hóa phi vật thể cho thế hệ kế cận. Thay đổi không gian thực hành quen thuộc nhưng các nghệ nhân và truyền nhân vẫn đầy đam mê, luôn giữ lửa tình yêu với văn hóa dân tộc.
Lễ cúng bến nước Hồ Lắk

Lễ cúng bến nước Hồ Lắk

Lễ cúng bến nước hay còn gọi là lễ cúng bến hồ là một trong những lễ hội truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên nói chung và dân tộc M’nông huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk nói riêng.
Hoa tai bạc của người Bahnar

Hoa tai bạc của người Bahnar

(GLO)- Hoa tai bạc hay ngà voi là trang sức đặc trưng của phụ nữ Bahnar ở huyện Kông Chro. Nếu hoa tai ngà voi gần như biến mất cùng với tục căng tai thì hoa tai bạc vẫn tồn tại trong đời sống của người Bahnar như một tiêu chí của cái đẹp, của truyền thống văn hóa.
Lễ cúng sức khỏe của người Ê Đê

Lễ cúng sức khỏe của người Ê Đê

Trước ngày tổ chức lễ cúng sức khỏe, người dân trong buôn cùng nhau góp một ít gạo cho chủ nhà nấu rượu phục vụ lễ cúng. Qua đó, thể hiện sự gắn kết, sẻ chia trong cuộc sống, tình đoàn kết cộng đồng dân tộc.