Công bố đặc điểm lâm sàng của biến thể Omicron nguy hiểm hơn Delta

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Biến thể Omicron cho thấy khả năng dễ lây lan và nguy cơ tái nhiễm cao hơn biến thể Delta và Beta, theo Bộ Y tế Singapore.

Hình minh họa biến thể Omicron. Ảnh: AFP
Hình minh họa biến thể Omicron. Ảnh: AFP
Trong bản cập nhật thông tin về biến thể Omicron ngày 5.12, Bộ Y tế Singapore cho biết: "Điều này có nghĩa là những người đã bình phục sau mắc COVID-19 nhiều khả năng bị tái nhiễm biến thể Omicron". Bộ cho hay, trong nhiều ngày qua, họ đã xem xét các báo cáo từ Nam Phi và các quốc gia khác, đồng thời tích cực mời các chuyên gia tại các quốc gia có ca nhiễm để thu thập thông tin mặc dù còn nhiều điều vẫn chưa biết rõ về biến thể Omicron.
Trước tình trạng biến thể mới đang lan rộng trên toàn cầu, Singapore dự đoán trước nguy cơ sẽ có thể sẽ phát hiện ca nhiễm biến thể tại biên giới cũng như trong nước.
Cơ quan y tế nước này nhấn mạnh, các nghiên cứu đang được tiến hành về việc liệu các loại vaccine COVID-19 hiện có có hiệu quả trong phòng ngừa biến thể mới hay không, nhưng "một quan điểm chung của các nhà khoa học trên khắp thế giới cho rằng vaccine COVID-19 hiện có vẫn sẽ hiệu quả đối với biến thể Omicron, đặc biệt là trong việc bảo vệ người mắc khỏi tình trạng bệnh nặng''.
Bộ khuyến khích những người đủ điều kiện nên đi tiêm chủng vaccine hoặc tiêm mũi nhắc lại, dựa trên một đồng thuận khoa học mạnh mẽ cho rằng tiêm chủng mang lại hiệu quả bảo vệ chống lại bất kỳ biến thể COVID-19 hiện có nào, kể cả biến thể xuất hiện trong tương lai.
Trấn an những lo ngại về mức độ nghiêm trọng khi nhiễm biến thể mới, cơ quan y tế Singapore nói các ca nhiễm Omicron "hầu hết có các triệu chứng nhẹ và không có trường hợp tử vong nào liên quan đến Omicron được báo cáo cho đến nay". Các triệu chứng phổ biến được báo cáo bao gồm đau họng, mệt mỏi và ho. 
Lý giải nguyên nhân dẫn đến nhiều ca nhập viện liên quan đến biến thể Omicron ở những người Nam Phi trẻ tuổi, Bộ Y tế Singapore cho rằng, điều này có thể là do tỉ lệ lây nhiễm nói chung trong dân số ở mức cao. Một yếu tố khác có khả năng do bệnh nhân hiện tại nhập viện vì những lý do không liên quan đến COVID-19 và có kết quả xét nghiệm dương tính trong khi nằm viện. Lưu ý rằng, theo cơ quan y tế Nam Phi, thời gian nhập viện đối với nhóm dân số trẻ là rất ngắn, khoảng 1 đến 2 ngày.
Các nghiên cứu cho đến nay chỉ ra, xét nghiệm kháng nguyên nhanh bên cạnh các xét nghiệm PCR đã chứng tỏ hiệu quả trong việc phát hiện nhiễm COVID-19, bao gồm cả các ca mắc biến thể Omicron. 
"Do đó, việc xét nghiệm vẫn là chìa khóa để chúng tôi phát hiện sớm và ngăn chặn tình trạng lây truyền ngay từ đầu" - Bộ Y tế Singapore nhấn mạnh đồng thời cho biết thêm sẽ "tiếp tục phối hợp với các cơ quan y tế trên toàn cầu để nghiên cứu và tìm hiểu rõ hơn về biến thể Omicron, nhằm đưa ra các biện pháp ứng phó phù hợp nhất.
BẢO CHÂU (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, chiều 2711. Ảnh Media Quốc hội. Nguồn vnexpress.net

Người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được chuyển bảo hiểm y tế lên thẳng cấp chuyên sâu

(GLO)- Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có điểm mới về thông cấp khám-chữa bệnh với quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

(GLO)- Những ngày gần đây, số ca mắc sởi trên địa bàn tỉnh Gia Lai có chiều hướng tăng nhanh. Trước tình hình đó, ngành Y tế đang triển khai đồng bộ nhiều biện pháp phòng ngừa, quyết tâm không để bệnh sởi bùng phát và lây lan trên diện rộng.