Con trâu trong đời sống đồng bào Tây Nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Người Tây Nguyên từ xa xưa đã rất quý con trâu. Trâu vừa như vật tổ, vật hiến sinh trong các lễ tế thần linh và là thước đo sự giàu có của từng gia đình.

Từ hàng ngàn năm trước, với người nông dân, con trâu được xem như là “đầu cơ nghiệp”. Cũng là kiếp trâu, con trâu của người Kinh là công cụ canh tác hữu hiệu, giải phóng sức lao động, giúp tăng năng suất lao động. Trâu có mặt trong đời sống con người từ cày bừa, trục lúa đến kéo xe, kéo gỗ, kéo che ép mía... Hình ảnh con trâu luôn gắn với người nông dân “một nắng hai sương”.

Tôi cũng đã từng viết những câu thơ như thế này: “Quanh năm bươn bả kéo cày/mùa đông tháng giá suốt ngày nhai rơm/dạ dày lần kép lần đơn/cả trong giấc ngủ vẫn còn phải nhai/ăn cỏ lá cho lúa khoai/đồng sâu đồng cạn miệt mài tháng năm” hoặc như: “Kết nhau đã mấy ngàn năm/kiếp trâu kéo kiếp nông dân lội bùn”.

Minh họa: Huyền Trang

Minh họa: Huyền Trang

Ngược lại, đối với đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên, trâu là con vật của Yàng. Yàng sinh ra chúng để ăn chơi và lớn, mà làm vật cúng tế, vật hiến sinh. Bắt con trâu kéo cày vất vả, người ta sợ Yàng phạt, Yàng quở trách. Con người đối đãi với trâu rất trang trọng. Trước ngày ăn trâu (đâm trâu, chém trâu...), bà con tắm rửa cho trâu sạch sẽ, ban đêm thanh vắng thì trò chuyện tâm tư với trâu, khóc trâu... Trong ngày hiến tế, con trâu được tròng cổ vào cột gơng kút (cây pơ lang, gắn với cột nêu ngũ sắc) một cách nghiêm cẩn. Trâu đại diện cho người đến với cõi Yàng.

Sau ngày đất nước thống nhất, trong điều kiện còn thiếu các phương tiện cơ giới, con trâu đã được chú trọng nâng cao số lượng, cải tiến chất lượng, tập cày kéo lao tác công việc nhà nông... Trong điều kiện kinh tế-xã hội còn vô vàn khó khăn lúc này, đây là một sự quyết tâm rất cao của các địa phương.

Tôi nhớ, sau 4 năm (1975-1978), trên toàn vùng Bắc Tây Nguyên (gồm Gia Lai và Kon Tum), đàn trâu đã tăng hơn gấp đôi, từ 5.000 con lên 11.000 con. Trong đó, tăng cơ học chiếm một phần khá quan trọng. Cũng trong 4 năm này, Trung ương chi viện từ 3 tỉnh Lai Châu, Nghệ Tĩnh, Cao Lạng cho Bắc Tây Nguyên hơn 2.000 con trâu, góp phần nâng cao số lượng và cải tạo chất lượng đàn trâu trong vùng. Cùng với tăng nhanh tổng đàn, việc cải biến đàn trâu cũng được đẩy mạnh. Nhà nhà tập cày trâu, người người tập dùng sức kéo của đàn trâu. Vùng Gia Lai-Kon Tum lúc đó rộ lên phong trào “đưa trâu bò đi vào cày kéo; tổ chức học tập làm theo hình mẫu Kon Cheo, Diên Bình”. Một công việc quá bình thường trải hàng ngàn năm trong đời sống người Kinh vùng đồng bằng châu thổ, lại là một việc làm mới mẻ, lạ lẫm, đầy gian khó với cư dân Tây Nguyên.

Khi bước sang thời kỳ kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế sâu rộng, những con trâu vừa được vực cày vực kéo, chưa đủ mức thành thạo thì Yàng đã lại thương, cho chúng nghỉ ngơi đi rong chơi trên đồng trên bãi. Là máy cơ giới nông nghiệp nhỏ, máy cày tay, máy kéo tay chỉ mấy năm đã tràn ngập thị trường. Thế là trâu chưa kịp thạo đường cày đã được giải phóng.

Ngày nay, hội hè đã rút ngắn, tục đâm trâu đã giảm. Tuy nhiên, trâu vẫn là con vật không thể thiếu trong các lễ hội của người Tây Nguyên. Hiện toàn tỉnh Gia Lai có xấp xỉ 16 ngàn con trâu. Đó là những con vật làm vai trò sứ giả kết nối giữa con người với các vị thần linh tối cao trong đời sống tinh thần trường diễn từ đời này qua đời khác. Và, những con trâu của Yàng lại một đời rong chơi trên thảo nguyên ngút ngát màu xanh miên viễn bất tận; để đến ngày lễ trọng, nó lại hóa niềm vui, mang niềm tin của con người về với cõi linh thiêng.

Có thể bạn quan tâm

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

(GLO)- Với người Jrai, hát dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, những người biết hát dân ca luôn quan tâm tới việc bảo tồn, lưu giữ và khơi gợi niềm đam mê cho thế hệ trẻ để góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

(GLO)- Trong các nghi lễ truyền thống của người Jrai thì lễ bỏ mả mang đậm nét văn hóa dân gian, là lễ hội nổi trội nhất, hấp dẫn nhất và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan niệm của người Jrai, lễ bỏ mả là ngày vui cộng cảm, ngày hội của cộng đồng.
Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.