Còn nhiều khó khăn trong quản lý an toàn đập thủy điện

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Theo quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đến năm 2018 cả nước có 818 dự án thủy điện (DATĐ) với tổng công suất lắp đặt 23.182MW.

Thông tin mới nhất từ Bộ Công Thương về việc phát triển thủy điện tại Việt Nam cho thấy, theo quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đến năm 2018 cả nước có 818 dự án thủy điện (DATĐ) với tổng công suất lắp đặt 23.182MW.

Trong đó, đã đưa vào khai thác sử dụng 385 DATĐ với tổng công suất lắp đặt 18.564MW, đang xây dựng 143 DATĐ với tổng công suất lắp đặt 1.848MW và đang nghiên cứu đầu tư 290 DATĐ với tổng công suất lắp đặt 2.770MW.

Xét chung trong hệ thống điện quốc gia năm 2017, các DATĐ đang vận hành chiếm tỷ trọng khoảng 40% về công suất lắp đặt và khoảng 42,87% về điện năng, góp phần quan trọng vào việc bảo đảm an ninh năng lượng.

Tuy nhiên, Bộ Công Thương cũng khẳng định, hiện còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong vận hành hồ chứa và quản lý an toàn đập thủy điện.

Cụ thể, về mặt kỹ thuật, các yêu cầu liên quan đến vận hành hồ chứa, quản lý an toàn đập thủy điện tương tự như đối với hồ chứa thủy lợi.

Tuy nhiên, Luật Thủy lợi hiện hành không có quy định về vận hành và quản lý an toàn đập thủy điện, tạo ra khoảng trống trong công tác vận hành hồ, quản lý an toàn đập các hồ thủy điện. Bên cạnh đó, một số quy định hiện chưa rõ ràng hoặc chưa có quy định chi tiết thi hành như các quy định về: Xây dựng phương án ứng phó thiên tai, phương án phòng chống thiên tai theo quy định của pháp luật về phòng chống thiên tai; xác định vùng hạ du, bản đồ ngập lụt theo quy định của pháp luật về thủy lợi...

Đáng chú ý, về hành lang thoát lũ, theo Bộ Công Thương, hiện chưa có quy định về xác định và quản lý hành lang thoát lũ nên nhiều hộ dân đã xây nhà, công trình và sản xuất nông nghiệp trong hành lang thoát lũ, có những công trình xả lũ chỉ đáp ứng khoảng 30-50% lưu lượng xả thiết kế nên đã gây mất an toàn cho vùng hạ du (Đa Nhim, Hòa Bình…).

 
Cần khẩn trương hoàn thiện trình Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.
Cần khẩn trương hoàn thiện trình Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.



Trong công tác xây dựng, Bộ Công Thương cho rằng, từ giai đoạn trước năm 2013, do quy định pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng, trong đó có xây dựng đập thủy điện còn bất cập nên đã để xảy ra một số sự cố trong quá trình thi công xây dựng như tại công trình thủy điện Ia Krel 2 (tỉnh Gia Lai), Đa Dâng - Đa Cho Mo (tỉnh Lâm Đồng)…; một số công trình qua kiểm tra cho thấy còn tồn tại về chất lượng cần có giải pháp xử lý như Đak Srong 2, Đak Srong 3A, Đak Srong 3B (tỉnh Gia Lai) hoặc thi công xây dựng không đúng theo thiết kế được thông qua, phê duyệt như Đak Srong 2 (tỉnh Gia Lai), Đại Nga và Đại Bình (tỉnh Lâm Đồng)...

Đối với những công trình này, Bộ Công Thương đã có chỉ đạo Sở Công Thương tăng cường công tác quản lý nhà nước, yêu cầu chủ đầu tư khắc phục bảo đảm chất lượng và an toàn.

Để việc vận hành an toàn, hiệu quả công trình thủy điện, thời gian tới Bộ Công Thương đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ NN&PTTN chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan rà soát tổng thể và sửa đổi, bổ sung hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến vận hành hồ chứa và quản lý an toàn đập bảo đảm đầy đủ, chi tiết, khả thi…; trước mắt khẩn trương hoàn thiện trình Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước thay thế Nghị định số 72/2007/NĐ-CP; Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng lộ trình nâng cao chất lượng, bảo đảm chất lượng các bản tin khí tượng thuỷ văn sát với thực tế. Bộ Công Thương đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo UBND các tỉnh rà soát vùng hạ du các hồ chứa thủy điện và có giải pháp thuộc phạm vi trách nhiệm của địa phương để bảo đảm an toàn khi các hồ chứa xả lũ; tăng cường năng lực và trang thiết bị, cơ sở vật chất cho cơ quan phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp ở địa phương để tăng hiệu quả trong phối hợp vận hành các công trình thủy điện...

Lưu Hiệp (cand)

Có thể bạn quan tâm

Toyota Avanza Premio sở hữu diện mạo mạnh mẽ và năng động

Toyota Avanza Premio 2022: Xe cho người tiết kiệm, giá trên 617 triệu đồng

(GLO)- Toyota Avanza Premio là mẫu MPV nhập khẩu từ Indonesia, được phát triển dựa trên nền tảng khung gầm DNGA của Daihatsu, mang đến một sự thay đổi mạnh mẽ trong thiết kế ngoại và nội thất. Xe sở hữu hai tùy chọn cấu hình là số sàn MT giá hơn 617 triệu đồng và CVT giá trên 617 triệu đồng.

GAC M6 Pro-Sự lựa chọn MPV giá dưới 1 tỷ đồng dành cho gia đình đông người

GAC M6 Pro-Sự lựa chọn MPV giá dưới 1 tỷ đồng dành cho gia đình đông người

(GLO)- Tại triển lãm ôtô Việt Nam 2024 (VMS 2024) ở TP. Hồ Chí Minh, GAC giới thiệu mẫu MPV GAC M6 Pro với hai phiên bản GL và GS. Đây là dòng MPV nhập khẩu từ Trung Quốc với thiết kế vuông vức và tiện ích hiện đại, hứa hẹn là một lựa chọn hấp dẫn trong phân khúc MPV có giá dưới 1 tỷ đồng.

Suzuki Ertiga: Mẫu MPV tiết kiệm nhiên liệu với động cơ hybrid, giá khởi điểm từ 596 triệu đồng

Suzuki Ertiga: Mẫu MPV tiết kiệm nhiên liệu với động cơ hybrid, giá khởi điểm từ 596 triệu đồng

(GLO)- Suzuki Ertiga 2022 là một trong những mẫu MPV cỡ nhỏ phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt ở phân khúc xe gia đình. Với động cơ hybrid nhẹ, Suzuki Ertiga không chỉ mang lại khả năng vận hành ổn định mà còn tiết kiệm nhiên liệu vượt trội so với các mẫu xe cùng phân khúc.