Con dao nhỏ, gia sản lớn

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Một trong những sản phẩm của nghề rèn công cụ lao động sản xuất của đồng bào Tây Nguyên là con dao nhỏ, vật hữu dụng bất ly thân của nam giới. Với đức tính cần cù, đôi tay khéo léo, con dao nhỏ bé đã trợ giúp người đàn ông làm nên gia sản, có cái ăn cái mặc, làm giàu có di sản văn hóa vật chất và tinh thần của tộc người.
Con dao nhỏ, người Cơ Ho gọi là Pêh-tít, người M’Nông gọi là Pêh mbũr. Đồng bào có thể tự rèn hoặc trao đổi trong cộng đồng. Mỗi con dao nhỏ có giá trị bằng một con gà to. Đàn ông ai cũng phải có một vài con dao nhỏ cất giữ bên mình. Đây là công cụ để cắt gọt, tỉa, vót nan đan gùi, rổ, nong nia, bồ, cót chứa lúa, đan những hình tượng hoa văn bằng lát tre, song mây trang trí trên nóc nhà rông, trên cây nêu, cột lễ. 
Tùy theo từng tộc người mà con dao có hình dáng, dài ngắn khác nhau. Các tộc người ở Nam Tây Nguyên như: M’Nông, Mạ, Cơ Ho thì con dao này thường nhỏ nhắn. Cán dao thường rất ngắn, chỉ nằm gọn trong lòng bàn tay; lưỡi dao cũng ngắn, hơi uốn lượn. Nếu dao có vỏ thì bỏ vào túi cá nhân, khi cần dùng mới lấy ra. Đối với một số tộc người, con dao nhỏ vừa là vật hữu dụng, vừa là “món trang sức” thể hiện nam tính. Đàn ông dân tộc Mạ, Cơ Ho thường giắt con dao nhỏ nhắn trên búi tóc. Đàn ông dân tộc M’Nông nhét nó vào lưng khố, ngay phía trước rốn. Trong khi đó, ở các tộc người Bắc Tây Nguyên như: Bahnar, Xê Đăng, Jrai, con dao này thường có cán dài, lưỡi dài. Khi thao tác, cán dao thường kẹp vào mạn sườn, giữ chặt bằng cùi chỏ. Loại dụng cụ này được bà con để nơi quy định trong nhà hoặc bỏ vào trong vỏ bao để đeo bên hông. Dao có vỏ bao vừa đẹp mắt, vừa phòng vệ khi đi vào rừng hay những nơi không an toàn.
Con dao nhỏ gắn với nghề đan lát của đàn ông các dân tộc Tây Nguyên. Ảnh: Tấn Vịnh
Con dao nhỏ gắn với nghề đan lát của đàn ông các dân tộc Tây Nguyên. Ảnh: Tấn Vịnh
Con dao là vật dụng thể hiện sự khéo léo, cần mẫn và tháo vát của người đàn ông. Con dao nhỏ chuyên dùng để vót nan đan gùi và các vật dụng cần thiết. Người ta chặt tre, nứa, lồ ô, bức mây từ trong rừng mang về nhà lấy rựa chẻ ra rồi dùng con dao nhỏ vót thành những cái nan thật đẹp và mềm mại để làm nguyên liệu cho nghề đan lát. 
Hiện nay, người ta sản xuất nhiều vật dụng bằng nhựa, sợi tổng hợp. Tuy nhiên, những đồ dùng tự đan thì đồng bào Tây Nguyên vẫn thích sử dụng. Một số nơi đã tổ chức thành nhóm chuyên làm các mặt hàng lưu niệm phục vụ khách du lịch. Con dao nhỏ là vật gắn bó suốt cuộc đời của người đàn ông, từ khi mới trưởng thành, lập gia đình đến tận lúc về già. Với đôi tay cần mẫn, chủ nhân của con dao nhỏ đã tạo ra “gia sản lớn” duy trì cuộc sống ấm no cho gia đình và tiếp thêm sức sống cho cộng đồng.
TẤN VỊNH

Có thể bạn quan tâm

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

(GLO)- Suốt 1 tháng qua, sau khi hoàn tất công việc gia đình, những người nông dân Jrai chân chất, mộc mạc ở tổ 6 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) lại say sưa luyện tập đánh cồng chiêng.

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

(GLO)- Chính quyền TP. Pleiku đã dành nguồn lực đầu tư để Plei Ốp thành điểm đến của du khách trải nghiệm văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc Jrai thông qua phục dựng một số lễ hội cộng đồng như: cúng giọt nước, pơ thi…

Là gốm nhưng không phải... gốm

Là gốm nhưng không phải... gốm

Sau thời gian dài thực nghiệm, nghệ nhân Đỗ Hữu Triết (51 tuổi, ngụ 66 Chi Lăng, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) sáng tạo thành công chất liệu mới có tên Việt kim diêu có thể đáp ứng nhu cầu sáng tạo nghệ thuật với nhiều đặc tính ưu việt.

Bảo tồn và phát huy di sản

Bảo tồn và phát huy di sản

Câu chuyện biệt thự “nhà lầu ông Phủ” (ven sông Đồng Nai, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) xôn xao dư luận những ngày qua như một tín hiệu vừa mừng vừa đáng suy ngẫm. Mừng khi cộng đồng ngày càng quan tâm thiết thực đến các giá trị di sản văn hóa.

"Báu vật sống" ở làng Kon Kơ Tu

"Báu vật sống" ở làng Kon Kơ Tu

Nghệ nhân Y Yin (72 tuổi) ở làng Kon Kơ Tu (xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum) cả đời gắn bó với khung dệt. Bà được xem là “báu vật sống” của làng khi sở hữu kỹ năng dệt điêu luyện và năng khiếu “kể chuyện” trên thổ cẩm.
Tấm lòng người làm lồng đèn truyền thống

Tấm lòng người làm lồng đèn truyền thống

Sau những gian hàng lồng đèn ồn ào, tấp nập mùa Trung thu là bao năm thao thức thầm lặng của các nghệ nhân, miệt mài, tỉ mỉ với từng công đoạn để thế hệ nào cũng có ký ức đẹp về những đêm trăng vàng với chiếc lồng đèn truyền thống rực rỡ trên tay.