Coi chừng bị lừa khi mua tài khoản YouTube Premium, Netflix trên mạng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mặc dù các nền tảng đã cho phép đăng ký mua tài khoản trực tuyến nhưng nhiều người dùng vẫn tìm đến những hội nhóm trên mạng xã hội để mua nhằm tiết kiệm chi phí, mặc cho tiềm ẩn rủi ro.

Ghi nhận trên mạng xã hội Facebook, hoạt động mua bán tài khoản YouTube Premium và Netflix đang diễn ra vô cùng sôi động khi có đến hàng chục hội nhóm hàng ngày liên tục rao bán với giá rẻ hơn khoảng 40-50%, thậm chí vài lần, so với trên nền tảng

Các hội nhóm đó hiện sở hữu từ hàng chục đến cả trăm ngàn thành viên tham gia, như "Tài khoản Netflix, Galaxy Play, Youtube, Vieon, FPT..." có 53.000 thành viên, "Netflix - Share tài khoản" 158.900 thành viên, "Youtube Premium Chính chủ - Dương Béo" 33.600 thành viên...

Nhờ vậy, người dùng khi có nhu cầu chỉ cần đăng bài viết cần mua tài khoản YouTube Premium hay Netflix, 1 phút sau sẽ nhận được hàng chục bình luận và tin nhắn báo giá, kèm với lời hứa cam kết bảo hành, uy tín chất lượng.

Tuy nhiên, theo một số người dùng, việc mua bán loại tài khoản đó trên mạng đang tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.

Ông Trương Hiền, ngụ TP Thủ Đức (TP HCM), cho hay hồi đầu tháng 6-2024 đã tìm mua gói YouTube Premium trên mạng xã hội và được một tài khoản có tên T.P báo giá rất rẻ khi gói 6 tháng chỉ có 110.000 đồng và 1 năm chỉ 210.000 đồng.

Trong khi đó, YouTube đang niêm yết giá đến 79.000 đồng/tháng, nếu tính 1 năm sẽ gần 1 triệu đồng, cao hơn mức giá trên gần 5 lần.

Chỉ cần đăng bài tìm mua, người dùng sẽ nhận được hàng loạt báo giá

Chỉ cần đăng bài tìm mua, người dùng sẽ nhận được hàng loạt báo giá

"Họ yêu cầu tôi phải chuyển khoản trước, sau đó mới cấp tài khoản YouTube Premium. Tôi lưỡng lự hồi lâu thì người đó nói sẽ gửi tài khoản để kiểm tra trước rồi thanh toán sau. Thấy rủi ro khi thanh toán nên tôi không mua nữa"- ông Hiền nói.

Để tiết kiệm chi phí nhưng vẫn có thể xem các bộ phim chất lượng, ông Nguyễn Văn Nam - nhân viên văn phòng tại TP HCM - cho biết mới đây cũng tìm đến group có tên "Mua bán tài khoản Netflix và K+ giá rẻ" để mua tài khoản Netflix nhưng cái kết khi nhận được tài khoản lại không sử dụng được.

"Tài khoản D.L nhắn tin và báo giá cho tôi phí chia sẻ tài khoản Netflix cao cấp giá 400.000 đồng/năm, đảm bảo hàng xịn, trải nghiệm tốt, bảo hành nếu gặp lỗi nhưng sau khi nhận hàng, gần như tôi xem bộ phim nào cũng bị lỗi, không thì giật lag. Tôi nhắn tin yêu cầu bảo hành thì họ im re. Vào trang cá nhân của người này thì tôi phát hiện tài khoản ảo"- ông Nam kể lại.

Theo một chuyên gia công nghệ, các tài khoản giá rẻ để sử dụng tính năng nâng cao của Netflix hay YouTube thường sẽ là tài khoản được chia sẻ cho nhiều người dùng. Điều này chắc chắn sẽ vi phạm chính sách của YouTube và Netflix, dẫn đến việc tài khoản đó có thể bị khóa bất ngờ.

Bên cạnh đó, một số đối tượng sử dụng tài khoản bị đánh cắp hoặc được tạo ra bằng các phương pháp bất hợp pháp để mang đi bán lại. Việc này có thể khiến người dùng gặp rủi ro về pháp lý.

"Người dùng nên mua trực tiếp từ nền tảng hoặc các nhà cung cấp dịch vụ ủy quyền. Cần biết rằng các ưu đãi quá hấp dẫn thường là dấu hiệu của lừa đảo. Đồng thời, không cung cấp thông tin cá nhân cho người lạ trên mạng xã hội"- chuyên gia khuyến nghị.

Có thể bạn quan tâm

Ẩn họa từ việc trẻ em làm pháo tự chế

Ẩn họa từ việc trẻ em làm pháo tự chế

(GLO)- Thời gian gần đây, các địa phương trong cả nước liên tiếp xảy ra nhiều vụ tai nạn thương tâm liên quan đến việc trẻ em lên mạng xã hội tìm hiểu, đặt mua hóa chất rồi về làm pháo tự chế. Hiểm họa về pháo tự chế luôn hiện hữu một khi thiếu sự quản lý, giám sát từ cha mẹ.

Đak Đoa: Đăng ký định danh xe trực tuyến, người đàn ông bị kẻ giả danh công an lừa 144,4 triệu đồng

Đak Đoa: Đăng ký định danh xe trực tuyến, người đàn ông bị kẻ giả danh công an lừa 144,4 triệu đồng

(GLO)- Công an huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) vừa tiếp nhận đơn trình báo của anh A. (SN 1985, trú tại xã Ia Băng, huyện Đak Đoa) về việc bị đối tượng giả danh công an gọi điện thoại yêu cầu đăng ký định danh xe tải và lừa đảo chiếm đoạt với số tiền 144,4 triệu đồng.

Cảnh báo chiêu trò giả danh đài truyền hình để lừa đảo

Cảnh báo chiêu trò giả danh đài truyền hình để lừa đảo

Công an thành phố Hà Nội cho biết, thời gian qua, tội phạm lừa đảo trên không gian mạng ngày càng diễn biến phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn mới. Trong đó, có việc các đối tượng giả mạo chương trình của đài truyền hình lớn để lừa đảo tặng quà nhằm chiếm đoạt tài sản của người dân.

Xuất hiện trang web giả mạo Trung tâm chăm sóc khách hàng của Tổng Công ty Điện lực miền Nam để lừa đảo

Xuất hiện trang web giả mạo Trung tâm chăm sóc khách hàng của Tổng Công ty Điện lực miền Nam để lừa đảo

(GLO)- Ngày 20-11, Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) thông tin, hiện trên mạng internet xuất hiện trang web giả mạo Trung tâm chăm sóc khách hàng của EVNSPC, có địa chỉ evnspccskh.com. EVNSPC khẳng định trang web evnspccskh.com là giả mạo để lừa đảo.

Lại xuất hiện hack Facebook để mượn tiền

Lại xuất hiện hack Facebook để mượn tiền

Mặc dù đã được cơ quan chức năng cảnh báo, nhưng thời gian gần đây trên địa bàn tỉnh lại xuất hiện việc đối tượng lấy cắp tài khoản (hack) Facebook cá nhân để nhắn tin messenger cho người thân, bạn bè của chủ tài khoản để hỏi mượn tiền, nhờ chuyển tiền.