Cổ thư Trung Quốc định giá 9.000 USD, bán được 9 triệu USD

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hai cuốn bách khoa toàn thư hiếm của Trung Quốc đã được bán với giá hơn 9 triệu USD trong cuộc đấu giá ngày 7-7, gấp hơn 1.000 lần mức giá dự kiến trước đó.
 

 Hai cuốn thuộc bộ Vĩnh Lạc đại điển - Ảnh: Beaussant Lefèvre
Hai cuốn thuộc bộ Vĩnh Lạc đại điển. Ảnh: Beaussant Lefèvre

Cuốn bách khoa toàn thư, tựa đề Vĩnh Lạc đại điển, được biên soạn theo lệnh của hoàng đế Minh Thành Tổ, trị vì Trung Hoa từ năm 1402-1424.

Hơn 2.000 học giả đã tham gia việc soạn thảo bộ bách khoa toàn thư này từ năm 1404-1408, theo Đài CNN hôm 8-7 dẫn thông cáo báo chí của nhà đấu giá Beaussant Lefèvre ở Paris (Pháp).

Vĩnh Lạc đại điển là bộ bách khoa toàn thư lớn nhất thế giới, vào thời điểm hoàn thành có đến 22.877 chương.

Vào năm 1562, Minh Thế Tông, hoàng đế thứ 11 của nhà Minh, ra lệnh sao chép 2 bản của Vĩnh Lạc đại điển, nhưng bộ sách gốc đã bị thất lạc sau nhiều cuộc chiến.

Dù 2 cuốn vừa được bán đấu giá đều là bản sao, nhưng chúng cực hiếm với khoảng 400 cuốn (4% số đầu sách thuộc bộ bách khoa toàn thư) còn sót lại đến ngày nay.

Với kích thước 50 x 30 cm, hai quyển sách này đều được chép tay, trong đó một quyển viết về các vùng hồ của Trung Quốc, và cuốn còn lại ghi chép các nghi thức tang chế.

Một người mua vô danh đã trả 8,12 triệu euro (9,23 triệu USD) chưa bao gồm phí. Trước khi lên sàn đấu giá, Beaussant Lefèvre định giá hai quyển này từ 5.000 – 8.000 euro.

Bảo tàng quốc gia Anh đang sở hữu 24 cuốn, tương đương 49 chương.

Theo Phi Yến (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

(GLO)- Với người Jrai, hát dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, những người biết hát dân ca luôn quan tâm tới việc bảo tồn, lưu giữ và khơi gợi niềm đam mê cho thế hệ trẻ để góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

(GLO)- Trong các nghi lễ truyền thống của người Jrai thì lễ bỏ mả mang đậm nét văn hóa dân gian, là lễ hội nổi trội nhất, hấp dẫn nhất và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan niệm của người Jrai, lễ bỏ mả là ngày vui cộng cảm, ngày hội của cộng đồng.
Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.