Có nên chữa thoát vị đĩa đệm bằng Đông y?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Các phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng Đông y tuy gần gũi nhưng không phải ai cũng có thể áp dụng và đạt hiệu quả như mong muốn.
Các cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng Đông y
Theo Đông y, các phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm khá đa dạng, tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là dùng thuốc, kết hợp với xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu.
Sử dụng thuốc: Các loại thuốc Đông y điều trị thoát vị đĩa đệm bao gồm thuốc thang sắc uống, thuốc viên, thuốc tễ, thuốc nước, thuốc cao, thuốc bóp, thuốc đắp, thuốc ngâm…

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng Đông y tốt nhất nên có sự chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa.
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng Đông y tốt nhất nên có sự chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa.
Xoa bóp, bấm huyệt: Đây là kỹ thuật không xâm lấn, thực hiện các thao tác day, ấn, lăn, bóp, bấm, điểm… lên vùng thoát vị đĩa đệm, nhằm làm giảm cảm giác đau đớn và tê bì. Phương pháp này cần được thực hiện bởi người có chuyên môn.
Châm cứu: Đây là phương pháp dùng kim xuyên qua da của một vùng cơ thể nhất định, gọi là huyệt giúp khai thông khí huyết. Ở góc độ giải thích của khoa học, châm cứu giúp kích thích cơ thể sản sinh ra hóc-môn endorphin – một loại chất giúp giảm đau tự nhiên, đồng thời kích thích dòng chảy của máu.
Nhiều người cho rằng, chữa thoát vị đĩa đệm bằng Đông y có độ an toàn cao và ít gây tác dụng phụ. Vậy thực hư vấn đề này như thế nào?
Chữa bệnh theo Đông y: Cần đúng thầy, đúng thuốc
Trên thực tế, nhiều người đã phải nhập viện trong tình trạng dị ứng, sốc phản vệ sau khi dùng thuốc Đông y chữa thoát vị đĩa đệm không rõ nguồn gốc. Tình trạng này ngày càng gia tăng khi cách chữa bệnh dân gian theo thuốc gia truyền chưa được kiểm chứng cứ quảng cáo tràn lan. Một số người tự xưng là lương y kê đơn thuốc cho bệnh nhân trong khi chưa có chứng chỉ hành nghề. Để giảm đau nhanh, thậm chí họ còn pha trộn Corticoid vào thuốc Đông dược mà lờ đi các tác dụng phụ đe dọa tới sức khỏe người bệnh.
Ngoài ra các vấn đề liên quan đến chất lượng thuốc không đảm bảo (do quá trình trồng trọt chăm bón chứa nhiều chất hóa học có hại, bảo quản sai cách) hoặc sử dụng quá liều lượng cũng cần được chú ý, vì có thể dẫn đến biến chứng không tốt cho sức khỏe.

Bác sĩ Luke đang nắn chỉnh cột sống thắt lưng cho bệnh nhân.
Bác sĩ Luke đang nắn chỉnh cột sống thắt lưng cho bệnh nhân.
Để chữa thoát vị đĩa đệm bằng Đông y an toàn, người bệnh cần tuân theo chỉ định của thầy thuốc có giấy phép hành nghề, thang thuốc cũng phải có đơn thuốc kèm theo, tuyệt đối không tùy ý sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc, không tự ý tăng liều hoặc kéo dài ngày dùng.
Đối với các liệu pháp xoa bóp, bấm huyệt hay châm cứu, cần lựa chọn cơ sở uy tín và được Bộ Y tế xác nhận, tránh trường hợp thực hiện sai cách dẫn đến nhiễm trùng, liệt cơ, teo cơ, thậm chí là tử vong.
Bác sĩ Luke Hamman (phòng khám ACC) cho biết cột sống con người là một hệ thống phức tạp, do đó trong điều trị các bệnh liên quan cột sống, cần ưu tiên các phương pháp có tính an toàn và hiệu quả cao.
Y học hiện đại ngày nay đánh giá cao Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic) - một phương pháp dựa trên nguyên lý các chức năng trong cơ thể con người được điều khiển bởi hệ thần kinh. Khi nhân nhầy đĩa đệm giữa các đốt sống lệch khỏi vị trí bình thường, chèn ép ống sống hoặc rễ thần kinh thì triệu chứng đau nhức xuất hiện. Bằng thao tác nhẹ nhàng, các bác sĩ chuyên khoa Thần kinh cột sống (Chiropractor) chỉnh sửa cấu trúc sai lệch của đĩa đệm về đúng vị trí ban đầu, từ đó giải phóng dây thần kinh bị chèn ép, giúp người bệnh thoát khỏi cơn đau rõ rệt. Đây là cách chữa thoát vị đĩa đệm được đánh giá cao và được phòng khám ACC áp dụng thành công trong hơn 14 năm qua.
Bác sĩ chuyên khoa Thần kinh Cột sống sẽ tìm hiểu bệnh sử, kiểm tra cột sống, kiểm tra vận động, kết hợp phim MRI để đánh giá tình trạng tổn thương đĩa đệm, tìm ra nguyên nhân gây bệnh và đề ra phác đồ điều trị tận gốc. Liệu trình điều trị tối ưu thường kết hợp Chiropractic với các loại vật lý trị liệu phục hồi chức năng khác nhau (máy kéo giãn cột sống DTS, thiết bị giảm áp Vertetrac và Cervico 2000, sóng xung kích Shockwave…) và liệu trình Pneumex PneuBack để tăng khả năng phục hồi. Bệnh nhân được tư vấn các bài tập riêng tại nhà và chế độ dinh dưỡng phù hợp.
THANH HUYỀN (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.