Có được 'giam' lương nếu nhân viên nghỉ việc mà chưa trả tài sản?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
'Người lao động nghỉ việc mà không bàn giao công việc, không trả lại tài sản của công ty (ví dụ như điện thoại, máy tính) thì công ty có quyền giữ lương của họ không?'.

Thắc mắc này của chị Tường Vy (nhân viên nhân sự tại một công ty chuyên cung cấp giải pháp công nghệ ở TP.HCM), về việc liệu công ty có được giữ lương của người lao động nếu họ nghỉ việc mà chưa bàn giao lại công việc hay chưa trả lại tài sản của công ty đã cấp trước đó hay không.

Sở LĐ-TB-XH TP.HCM cho hay theo quy định tại điều 48 bộ luật Lao động năm 2019 về trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động thì trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên.

Các trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:

*Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động

*Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế

*Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã

*Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.

Theo quy định, người sử dụng lao động trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Ảnh: NHẬT THỊNH
Theo quy định, người sử dụng lao động trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Ảnh: NHẬT THỊNH

Trong đó, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động sẽ được ưu tiên thanh toán nếu công ty chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản.

Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động. Đồng thời, cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu được yêu cầu và chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1, điều 94 bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.

Cùng với đó, theo quy định tại khoản 1, điều 179 bộ luật Lao động 2019 quy định về tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.

Căn cứ các quy định trên, Sở LĐ-TB-XH TP.HCM cho biết trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, công ty có có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của người lao động (các trường hợp được kéo dài nhưng không được quá 30 ngày theo quy định tại điều 48 đã nêu). Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động.

Trường hợp quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động bị ảnh hưởng thì công ty cần nghiên cứu quy định tại Chương XIV bộ luật Lao động năm 2019 về giải quyết tranh chấp lao động để áp dụng.

Có thể bạn quan tâm

Quang cảnh hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Dự án 8 tại huyện Ia Pa. Ảnh: Vũ Chi

Ia Pa sơ kết 3 năm triển khai Dự án 8

(GLO)- Sáng 10-12, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tiến hành sơ kết 3 năm thực hiện dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn 2021-2024.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

An Khê chủ động phòng ngừa cháy nổ tại chợ

Phòng ngừa cháy nổ tại các chợ An Khê

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) có 12 chợ truyền thống. Thời điểm này, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, các ban quản lý chợ, chính quyền địa phương, lực lượng Công an chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn cháy nổ.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

(GLO)-Với việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, huy động nguồn lực thực hiện, đến nay, nhiều xã trên địa bàn tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân tại các xã nông thôn mới cũng được nâng lên rõ rệt.