Có chủ trương nhưng không có sản phẩm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thông tư số 11/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về cho vay hỗ trợ nhà ở xã hội từ nguồn tái cấp vốn 30.000 tỷ đồng đã được triển khai từ ngày 1-6-2013. Đã gần 1 tháng trôi qua nhưng gói tín dụng hấp dẫn này vẫn trong trạng thái tĩnh lặng, bởi một lý do rất đơn giản: Mặc dù nhu cầu về nhà ở của người dân rất cao nhưng Gia Lai chưa có dự án nào đáp ứng những điều kiện ràng buộc chặt chẽ từ Thông tư số 11...

Để tiếp cận gói cho vay hỗ trợ nhà ở xã hội từ nguồn tái cấp vốn của NHNN là không đơn giản, kể cả khách hàng cá nhân hoặc doanh nghiệp-đây là nhận định của một số ngân hàng thương mại được lựa chọn cho vay theo quy định của Thông tư số 11/2013/TT-NHNN.

 

Cao ốc Đức Long Gia Lai.
Cao ốc Đức Long Gia Lai.

Bởi thay vì hỗ trợ lãi suất như trước đây, NHNN trực tiếp tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại trên cơ sở dư nợ cho vay hỗ trợ nhà ở, do đó các điều kiện, thủ tục cho vay rất chặt chẽ nhằm đảm bảo đúng đối tượng, đúng mục đích sử dụng đồng vốn. Ngay từ thời điểm triển khai, các ngân hàng đã gặp vướng mắc khi xác định khái niệm người có thu nhập thấp? Thu nhập bao nhiêu/tháng được xem là thu nhập thấp?

Theo phân tích của ông Phạm Gia Huấn-Phó Giám đốc Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB)-Chi nhánh Gia Lai, nếu cá nhân thu nhập 3-4 triệu đồng/tháng thì có thể được coi là người có thu nhập thấp, thuộc đối tượng cho vay hỗ trợ nhà ở. Tuy nhiên, với mức thu nhập bình quân trên, nếu mua căn hộ diện tích 70 m2, giá bán 15 triệu đồng/m2, thì giá căn hộ lên tới 1,050 tỷ đồng.

Nếu chỉ có nguồn thu “cứng” từ tiền lương (hoặc tiền công) thì người mua sẽ không đủ khả năng trả tiền vay ngân hàng dù mức lãi suất áp dụng cho vay hỗ trợ nhà ở chỉ 6%/năm. Đưa ra ví dụ này, ông Huấn cho rằng nếu cá nhân thu nhập quá thấp thì rất khó để tiếp cận gói tín dụng này, bởi các ngân hàng sẽ xem xét, đánh giá kỹ khả năng tài chính, phương án trả nợ theo từng thời kỳ trước khi quyết định cho vay.

 

Ảnh: Thanh Nhật
Ảnh: Thanh Nhật

Riêng đối với trường hợp cá nhân được giao đất làm nhà ở cho người có thu nhập thấp ở khu vực đô thị theo Quyết định số 21/2012/QĐ-UBND của UBND tỉnh, cũng không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư 11/2013/TT-NHNN. Bởi theo quy định, đối tượng được vay vốn hỗ trợ từ chương trình này bao gồm: các đối tượng mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội và thuê mua nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70 m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2; doanh nghiệp là chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội, dự án nhà ở thương mại được chuyển đổi công năng sang nhà ở xã hội do Bộ Xây dựng công bố trong từng thời kỳ.

Theo phản ánh của BIDV Gia Lai, Agribank Gia Lai, MHB Gia Lai, sau thời gian triển khai cho vay hỗ trợ nhà ở đến nay vẫn chưa có khách hàng nào liên hệ tìm hiểu về gói vay này. Phía các ngân hàng đã chủ động rà soát, tìm hiểu thông tin về các dự án bất động sản đã và đang triển khai trên địa bàn tỉnh như: khu dân cư Phượng Hoàng I, khu dân cư Phú An, dự án khu phố mới Hoa Lư-Phù Đổng, Khu đô thị Cầu Sắt, Khu căn hộ cao cấp Đức Long Tower, Hoàng Anh Gia Lai Tower...

Thế nhưng chưa có dự án nào thuộc diện nhà ở xã hội hoặc dự án nhà ở thương mại chuyển đổi công năng sang nhà ở xã hội. Trao đổi xung quanh vấn đề này, ông Phạm Viết Đoài- Phó Giám đốc BIDV Gia Lai nhận định rằng, gói cho vay hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ đồng thực sự là cơ hội vàng để các doanh nghiệp, chủ đầu tư dự án bất động sản “giải phóng” hàng tồn kho; người thu nhập thấp có cơ hội sở hữu nhà ở vừa với khả năng tài chính, đồng thời phía ngân hàng tăng trưởng dư nợ.

Tuy nhiên, xét cho cùng thì gói tín dụng này chủ yếu thực thi ở các đô thị lớn-nơi chịu nhiều sức ép về mật độ dân cư, có nhiều dự án nhà ở xã hội hoặc nhà ở thương mại chuyển đổi công năng. Riêng địa bàn Gia Lai, mặc dù nhu cầu sở hữu nhà ở trong dân rất cao nhưng các dự án loại này lại không có. Do đó, dù chính sách mở, người dân có nhu cầu nhưng hàng-hóa-bất động sản đặc thù lại không có, nên cơ hội tiếp cận gói vốn 30.000 tỷ đồng vẫn còn quá xa vời...

Sơn Ca

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.