Có 10 ca tử vong do COVID-19, giảm một nửa so với trung bình 7 ngày

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong 24 giờ qua, cả nước ghi nhận 18.474 ca mắc mới COVID-19 và 10 ca tử vong, giảm một nửa so với trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua (20 ca).

Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho học sinh lớp 6 tại điểm tiêm chủng Trường Trung học cơ sở Lê Quý Đôn, quận Hà Đông, Hà Nội. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho học sinh lớp 6 tại điểm tiêm chủng Trường Trung học cơ sở Lê Quý Đôn, quận Hà Đông, Hà Nội. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)


Tính từ 16h ngày 15/4 đến 16h ngày 16/4, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 18.474 ca nhiễm mới tại 62 tỉnh, thành phố (có 13.299 ca trong cộng đồng).

Thông tin các ca nhiễm mới

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (1.361), Phú Thọ (1.070), Bắc Giang (874), Nghệ An (853), Quảng Ninh (824), Yên Bái (807), Vĩnh Phúc (672), Tuyên Quang (631), Thành phố Hồ Chí Minh (603), Thái Bình (593), Đắk Lắk (565), Thái Nguyên (512), Bắc Kạn (503), Lào Cai (479), Hải Dương (437), Quảng Bình (434), Gia Lai (393), Điện Biên (382), Bình Phước (356), Lạng Sơn (351), Cao Bằng (306), Bắc Ninh (298), Hà Giang (291), Hưng Yên (287), Lâm Đồng (280), Nam Định (277), Sơn La (266), Hòa Bình (244), Tây Ninh (242), Hà Tĩnh (241), Ninh Bình (234), Đà Nẵng (225), Bình Định (218), Quảng Nam (214), Quảng Trị (213), Hà Nam (198), Lai Châu (175), Cà Mau (160), Vĩnh Long (159), Đắk Nông (131), Bà Rịa - Vũng Tàu (118), Thanh Hóa (105), Phú Yên (103), Bình Dương (99), Bến Tre (92), Quảng Ngãi (88), Thừa Thiên Huế (73), Bình Thuận (68), Khánh Hòa (59), Long An (50), Hải Phòng (43), Bạc Liêu (42), An Giang (35), Kiên Giang (35), Trà Vinh (24), Đồng Tháp (23), Kon Tum (21), Hậu Giang (14), Đồng Nai (11), Cần Thơ (5), Tiền Giang (4), Ninh Thuận (3).

Ngày 16/4/2022, Sở Y tế Quảng Ninh đăng ký bổ sung 4.880 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin.

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bắc Ninh (-208), Hải Dương (-173), Vĩnh Phúc (-141).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Điện Biên (+176), Bình Phước (+146), Hà Giang (+89).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 22.925 ca/ngày.

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.417.887 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 110/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 105.358 ca nhiễm).

Trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.410.140 ca, trong đó có 8.928.557 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.532.405), Thành phố Hồ Chí Minh (606.199), Nghệ An (475.228), Bình Dương (382.552), Bắc Giang (379.817).

Tình hình điều trị

Số bệnh nhân khỏi bệnh: Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 68.330 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi: 8.931.374 ca.

Số bệnh nhân đang thở ôxy là 1.191 ca, trong đó thở ôxy qua mặt nạ: 925 ca; thở ôxy dòng cao HFNC: 87 ca; thở máy không xâm lấn: 32 ca; thở máy xâm lấn: 144 ca; ECMO: 3 ca.

Số bệnh nhân tử vong: Từ 17h30 ngày 15/4 đến 17h30 ngày 16/4 ghi nhận 10 ca tử vong tại: Đắk Lắk (2), Bến Tre (1), Bình Định (1), Cần Thơ (1), Đồng Nai (1), Lạng Sơn (1), Phú Thọ (1), Sóc Trăng (1), Vĩnh Long (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 20 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.934 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Tình hình xét nghiệm

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 39.377.301 mẫu tương đương 85.656.389 lượt người, tăng 73.281 mẫu so với ngày trước đó.

Tình hình tiêm chủng

Trong ngày 15/4 có 199.855 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 209.301.152 liều, trong đó số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 192.061.308 liều: mũi 1 là 71.408.164 liều; mũi 2 là 68.527.949 liều; mũi 3 là 1.505.636 liều; mũi bổ sung là 15.061.622 liều; mũi nhắc lại là 35.557.937 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.239.844 liều: mũi 1 là 8.828.201 liều; mũi 2 là 8.411.643 liều.

Hoạt động của ngành y tế

Bộ Y tế có Báo cáo số 516/BC-BYT ngày 15/4/2022 gửi Bộ Công an về việc chuyển giao Nền tảng Quản lý tiêm chủng COVID-19 về Bộ Y tế và công tác "làm sạch" dữ liệu tiêm chủng COVID-19.

Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương triển khai việc điều chỉnh định nghĩa ca bệnh COVID-19 và biện pháp y tế đối với ca bệnh COVID-19 và người tiếp xúc gần theo hướng dẫn tại Công văn số 1909/BYT-DP ngày 15/4/2022 của Bộ Y tế.

Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo các địa phương tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ nhiễm COVID-19 tại cộng đồng, các trường hợp có biểu hiện ho, sốt để kịp thời khoanh vùng, cách ly, xử lý triệt để ổ dịch không để lây lan, bùng phát rộng; đồng thời triển khai tốt các hoạt động y tế, tránh lây nhiễm chéo trong cách ly, khu phong tỏa.

Bộ Y tế tiếp tục chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch do chủng mới Omicron gây ra; thường xuyên trao đổi với Tổ chức Y tế Thế giới để cập nhật thông tin, kịp thời, chính xác về biến chủng này; chỉ đạo các địa phương tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch; đặc biệt công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về phòng, chống dịch.

Theo Vietnam+

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Tăng huyết áp, hay còn gọi là cao huyết áp, là một tình trạng mà áp lực máu trong động mạch cao hơn mức bình thường. Ở trẻ em, bệnh này ít được nhận biết hơn so với người lớn nhưng không kém phần nguy hiểm. Vậy bố mẹ làm thế nào để phát hiện con mình có dấu hiệu của một bệnh nhân cao huyết áp?