Chuyện về nước Mỹ - Kỳ 2: Việc làm và an sinh xã hội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm qua, một số kẻ xấu cứ phao lên rằng “sang nước thứ 3 (thường là Mỹ) sẽ sống sung sướng bởi chẳng cần làm gì mà vẫn có ăn”. Chuyện phi lý như vậy mà vẫn có người nhẹ dạ cả tin đến nỗi rời bỏ gia đình, nhà cửa, quê hương vượt biên để rồi rước vạ vào thân.

Ở Mỹ có đủ việc làm cho những ai siêng năng, chịu khó và phù hợp với sức khỏe, trình độ tay nghề. Không tính đến thế hệ người Việt sinh ra trên đất Mỹ được học hành bài bản, tốt nghiệp ra trường có việc làm, lương khá cao thì đối với những người mới sang theo diện đoàn tụ gia đình như cha mẹ, vợ con, anh chị em bảo lãnh cũng phải vất vả kiếm sống. Việc đầu tiên là phải nói được tiếng Mỹ, ít nhất cũng là giao tiếp trao đổi công việc, mua bán, học hành (để thi lấy quốc tịch).

Người dân bang Texas sửa nhà. Ảnh: T.P

Người dân bang Texas sửa nhà. Ảnh: T.P

Thường thì giới nữ, nhiều khi có cả nam lúc sang Mỹ hay chọn nghề làm nails (chăm sóc móng tay, móng chân, bao gồm cắt giũa, đắp nổi và trang trí móng). Quả thật, công việc này hiện nay người Việt đang là “bá chủ” trên đất Mỹ. Nhiều nam thanh niên đã từng tốt nghiệp đại học sang đây cũng chuyển nghề làm nails. Tất nhiên là phải qua 1 khóa học chừng 400 giờ và phải thi, nếu đạt mới được làm.

Tôi có quen thân với vài cặp vợ chồng làm nails ở bang New Jersey, ở TP. Houston (bang Texas) và TP. Seattle (Washington). Hai trong số đó hiện là chủ của chuỗi tiệm nails lớn, còn một là làm công. Chỉ riêng nhà ở của các cặp vợ chồng này đã thấy “nể” rồi: bang New Jersey và Washington là 2 trong các tiểu bang ở Mỹ có giá nhà cao ngất ngưởng, thế nhưng nhà của họ có đến 5 phòng ngủ, chưa kể 2 phòng khách, 2 phòng ăn, 3-4 phòng vệ sinh cùng nhiều tiện nghi khác, giá không dưới 800 ngàn USD. Giá nhà như thế so với giá nhà ở một số thành phố Việt Nam là không nhiều nhưng quan trọng là tiền thuế hàng năm, ít nhất mỗi năm phải đóng 3-4 chục ngàn USD. Thế nhưng là chỗ thân tình nên gia chủ cho biết thu nhập mỗi tháng của tiệm nails khoảng 20-30 ngàn USD nên “cũng dư dả để nộp thuế”.

Sở dĩ nghề làm nails cho thu nhập cao là do khoản tiền tip (tiền bồi dưỡng) thu được qua dịch vụ này. Thường thì những khách hàng là người Mỹ da trắng mỗi tháng ít nhất cũng đi làm nails vài lần nên rất mạnh tay chi tiền tip, họ làm đâu quen đấy, đã thích người thợ nào thì gọi điện hẹn trước, thậm chí có thể chờ đến vài ngày. Trung bình 1 thợ nails có thể phục vụ khoảng 10 khách/ngày, chỉ khoản tiền tip cũng đủ để chi dùng hàng ngày lại không phải đóng thuế.

Cháu ruột của anh rể tôi sang Mỹ theo diện gia đình bên vợ bảo lãnh. Anh có nghề cơ khí, khi làm ở Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) hàng tháng đã cho thu nhập trên dưới 40 triệu đồng. Qua TP. Houston, anh tiếp tục học nâng cao quy trình điều khiển máy tiện qua camera. Làm over time (hơn giờ) đến 10 tiếng/ngày, sáng 5 giờ đã mang cơm nước lái xe đến xưởng. Mỗi giờ anh được trả công 22 USD. Trước đó, anh làm ở một xí nghiệp có chủ là người Việt, mỗi giờ được 19 USD nhưng đi xa hơn. Sang cơ sở mới này chủ là người Mỹ. Khi anh đến xin làm việc, người chủ bảo anh thao tác trực tiếp xem, sau đó thông báo luôn mức lương sẽ trả.

Một nghề nữa tuy nặng nhọc nhưng luôn có việc là sửa chữa nhà cùng các thiết bị trong nhà như máy điều hòa, đường điện, gas, đường ống nước. Ta cứ hình dung leo lên trần nhà với nhiệt độ ngoài trời đang trên 40 độ C thì nóng đến mức nào? Muốn làm việc này thì trước hết phải có chiếc xe bán tải (xe truck) để chở đồ nghề, máy móc, một ít vật liệu thay thế và tất nhiên là phải biết ít nhất nghề mộc, điện, thiếu thì gọi thêm người.

Việc làm thì như vậy, còn đối với người cao tuổi hưởng chính sách an sinh thì cũng có nhiều việc để kể. Chị ruột và anh rể tôi đang hưởng trợ cấp nhà nước. Bang Texas chi cho mỗi người 700 USD/tháng nhưng là vợ chồng dùng chung điện, nước, gas… nên bị trừ đi 300 USD, còn lại 1.100 USD/2 người. Nhưng ngược lại thì vợ chồng anh chị được cấp phiếu mua thực phẩm (thường là sữa), tiền mua thuốc Tây và giảm giá điện hàng tháng… cũng khoảng 300-400 USD. Đặc biệt, tất cả mọi dịch vụ chăm sóc sức khỏe như khám bệnh, nằm viện là hoàn toàn miễn phí. Chị tôi đau và già yếu nên được một người đến chăm sóc và giúp việc nhà trong thời gian 3 tiếng/ngày, tất nhiên khoản tiền đó do chính phủ chi trả. Xe ô tô đến đâu thì được đậu ngay gần cửa ra vào, trên khu vực kẻ sọc ưu tiên và phải móc tấm biển ưu tiên trong xe.

Đất Mỹ không phải là thiên đường bởi ai cũng phải làm việc, thậm chí còn phải làm việc gấp rưỡi, gấp đôi nơi khác thì mới đủ sống và có dư nên không có chuyện “không làm mà vẫn có ăn tiêu sung sướng”! Làm nhiều, tiêu nhiều bởi vật giá tương ứng với thu nhập của người dân ở từng vùng, từng quốc gia.

Có thể bạn quan tâm

Đi biển mùa xuân

Đi biển mùa xuân

Làng biển rộn ràng trong ngày hội Nghinh Ông. Lễ hội đã trở thành Tết biển, một nét đẹp văn hóa của người dân nơi đầu sóng ngọn gió Cần Giờ. Sau 3 ngày chơi lễ, những con tàu đánh cá lại vươn mình ra khơi, bám biển ngày đêm, đi suốt mùa xuân... 

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.