Chuyện về nước Mỹ - Kỳ 1: Một thoáng Houston

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Lời Tòa soạn: Trong 2 ngày 10 và 11-9-2023, nhận lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tổng thống Mỹ Joe Biden sang thăm Việt Nam. Và ngay trong chiều 10-9, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden. Tại đây, hai bên xác nhận việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện. Báo Gia Lai giới thiệu bài viết của tác giả Thanh Phong để giúp bạn đọc có cái nhìn thực tế hơn về nước Mỹ.

Sau hơn 18 giờ bay, chưa kể thời gian quá cảnh ở phi trường Narita (Nhật Bản), chiếc máy bay Boeing 787 của Hãng hàng không United hạ cánh xuống Sân bay George Bush của bang Texas, đưa tôi lần đầu tiên đặt chân lên đất Mỹ. Nhớ lại cảm giác ngồi ê ẩm trên máy bay, tôi không khỏi nể phục những Việt kiều tuổi cao sức yếu mà hàng năm vẫn bay đều đều từ Mỹ về Việt Nam.

Một khu nhà ở tại TP. Sugar Land, bang Texas. Ảnh: T.P

Một khu nhà ở tại TP. Sugar Land, bang Texas. Ảnh: T.P

Khi từ Nhật qua, tôi ngồi ghế giữa bên trái. Xin nói thêm là trên máy bay Boeing 787 hạng phổ thông có 3 dãy ghế, 2 dãy hai bên mỗi hàng có 3 ghế, còn dãy giữa là 4. Hai đầu gối anh thanh niên người Mỹ ngồi bên tôi ở phía ngoài đụng sát ghế trước nên tôi ngại mỗi lần phải xin lỗi để đi ra, mặc dù phòng vệ sinh gần đó. Từ phi trường Tân Sơn Nhất bay qua Narita, tôi đi hãng ANA. Các hãng máy bay Nhật cũng giống như ta, chọn những nữ tiếp viên trẻ đẹp, thân hình thon gọn. Thế nhưng, qua hãng United thì khác: 3-4 phụ nữ Mỹ to đùng, khá lớn tuổi. Thế nhưng, họ rất khỏe. Nếu như các cô tiếp viên Nhật phải nhón chân dùng hết sức để đẩy nắp khoang hành lý thì các tiếp viên Mỹ chỉ đẩy nhẹ một cái là được. Và, họ luôn nở nụ cười rất thân thiện, chăm sóc hành khách nhiệt tình. Thì ra, người ta tuyển người vì hiệu quả công việc chứ không phải vì “làm đẹp đội hình”!

Máy bay hạ cánh. Vào nhà ga Sân bay George Bush, tôi đi theo dòng người để đến nơi đăng ký nhập cảnh và nhận hành lý. Hỏi có mang thuốc lá sang không? No! Hỏi mang theo bao nhiêu tiền? Chưa tới 1.000 USD. Ok. Hai thùng bánh tráng tổng trọng lượng 41 kg mang từ Việt Nam sang, trong đó có 1 thùng thêm mấy ký tôm khô (hãng máy bay cho phép mang 2 kiện, mỗi kiện 43 kg). Cháu tôi đã rất cẩn thận in sẵn dòng chữ bằng tiếng Anh ghi loại hàng gì, trọng lượng bao nhiêu, nhưng qua máy soi, nhân viên hải quan vẫn chặn lại. Anh nhân viên là người Mỹ da màu dùng con dao rọc khẽ lớp băng keo dán thùng, lấy gói tôm khô ra, tiếp tục rọc xem và cô nhân viên bên cạnh (cũng Mỹ da màu) dò trên máy vi tính kiểm tra, gật đầu Ok, rồi gói lại bằng băng dán, trả cho tôi.

Ra khỏi nhà ga, tôi lên xe ô tô của đứa cháu đến đón để về nhà người chị ruột. Cảm giác đầu tiên là choáng ngợp trước hệ thống giao thông. Đường free way (cao tốc) cho phép chạy đến trên 80 mile/giờ (1 mile bằng 1.609 m), mỗi bên có đến 3-4 làn xe, không hề dừng lại bất kỳ, kể cả qua trạm thu phí. Làn nào cũng kín xe.

Texas là tiểu bang lớn thứ 2 của nước Mỹ (chỉ sau Alaska) có diện tích 696.200 km2, dân số trên 28,3 triệu người, với 1.216 thành phố; trong đó khoảng 250 thành phố có trên 10 ngàn dân và 28 thành phố có trên 100 ngàn dân. Houston là thành phố lớn nhất bang Texas và lớn thứ tư nước Mỹ với 2,288 triệu dân. Đây cũng là nơi có người Việt sinh sống đông thứ 2 trên nước Mỹ. Cùng với 2 thành phố lân cận là Sugar Land và Baytown tạo thành trung tâm kinh tế-văn hóa lớn nhất của vùng Vịnh Mexico.

Tác giả cùng 1 cổ động viên Mexico trong sân vận động 7 tầng ở TP. Houston, Texas. Ảnh: T.P

Tác giả cùng 1 cổ động viên Mexico trong sân vận động 7 tầng ở TP. Houston, Texas. Ảnh: T.P

Nhà chị tôi cũng như nhiều nhà khác ở Mỹ, nghĩa là cũng có khung sườn gỗ rất chắc chắn bên trong và xây một lớp gạch thô bên ngoài, thiết kế nhiều chỗ lồi lõm trong nhà làm tủ đựng áo quần, chăn màn và kho chứa thực phẩm các loại. Hệ thống đường ống nước sinh hoạt, gas, điện đều chạy ngầm. Nhà nào cũng có bồn nước nóng nằm bên dưới mái nhà nên ở bên ngoài nhìn vào không thấy, khu vườn nhỏ phía sau để trồng rau và đặt máy điều hòa rất lớn. Phía trước có một cây xanh, loại cây lá kim phổ biến ở Mỹ và bãi cỏ, cỏ mọc cao phải thuê người dùng máy cắt nếu không sẽ bị phạt. Nhà nào cũng có garage đậu ít nhất 2 xe ô tô, nhiều hơn thì đậu trên sân và ngoài đường. Cửa ra vào không lớn như bên ta, bề ngang chỉ khoảng 1 m, hầu hết các cửa đều có lưới ngăn ruồi, muỗi bay vào.

Houston nói riêng cũng như bang Texas nói chung đều thuộc vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm. Lúc tôi qua là mùa hè nên rất nóng, buổi trưa trên 100 độ F (trên 37 độ C, có ngày lên đến hơn 42 độ C). Và có lẽ những ai qua Texas lần đầu vào mùa hè như tôi cũng sẽ có ấn tượng khó quên này: đã 20, thậm chí 21 giờ mà trời vẫn còn sáng. Nóng như thế nhưng không sao, hệ thống điều hòa chạy khắp nhà, do vậy vẫn cảm thấy mát mẻ. Nếu có việc phải đi ra ngoài thì qua cửa garage, vào xe bật máy lạnh lên.

Khu dân cư chỗ anh chị tôi ở có khoảng vài trăm ngôi nhà kiến trúc như nhau (nếu là nhà trệt), chỉ khác màu gạch, bên ngoài khu vực có cổng barie, xe vào phải dừng lại mở mã khóa ở chiếc hộp tủ đặt trước cổng. Buổi sáng, không khí quá trong lành, tôi đi bộ thể dục. Thi thoảng, có vài chú sóc nhỏ chạy theo, có hôm có cả cặp vịt trời ở đâu bay về, tôi chợt thầm ước phải chi các khu dân cư ở phố núi Pleiku của mình cũng được như vậy.

Có thể bạn quan tâm

Lấp lánh những 'vầng trăng khuyết', Kỳ 2: Chim cánh cụt vẫn có thể bay

Lấp lánh những 'vầng trăng khuyết', Kỳ 2: Chim cánh cụt vẫn có thể bay

Từ một người khuyết tật, chị Nguyễn Thị Huyền đến từ Đắk Nông không ngừng nỗ lực vươn lên làm chủ cuộc sống, tạo việc làm cho nhiều người cùng cảnh ngộ. Chị chia sẻ: “Đẹp không chỉ ở nhan sắc, đi không chỉ nhờ đôi chân, chim cánh cụt vẫn có thể bay nếu chúng ta đủ niềm tin và nghị lực”.
Mạch ngầm sông Ba - Kỳ 3: Đối đầu với quân đội Nhật ở An Khê

Mạch ngầm sông Ba - Kỳ 3: Đối đầu với quân đội Nhật ở An Khê

(GLO)- Trước khí thế sôi sục của Nhân dân từ nông thôn đến thành thị trên cả nước đang vùng lên như nước vỡ bờ, Tri huyện Tân An Phan Sĩ Sàng đã bỏ trốn; quân đội Nhật lặng lẽ rút khỏi An Khê. Đoàn Thanh niên Chấn Hưng cử anh Trần Thông cùng một số thanh niên cốt cán vào Đồn Bảo an gặp Đội Kiệt để giải thích hiện trạng đất nước, địa phương và đề nghị giải giáp vũ khí, giải tán lính Bảo an ở huyện lỵ.
Mạch ngầm sông Ba - Kỳ 2: “Nam nhi sự nghiệp ư hồ thỉ”

Mạch ngầm sông Ba - Kỳ 2: “Nam nhi sự nghiệp ư hồ thỉ”

Ư(GLO)- Đỗ Trạc thường đọc cho bạn bè ở vùng An Sơn nghe trong giai đoạn anh từ Huế trở về quê để chờ thời, chuẩn bị cho một hành trình mới trong đời, đó là những câu đầy trăn trở trước thời cuộc: “Nào ai tỉnh, nào ai say/Lòng ta ta biết, chí ta ta hay/Nam nhi sự nghiệp ư hồ thỉ/Hà tất cùng sầu đối cỏ cây…” (Hồ Trường của Nguyễn Bá Trác-người theo phong trào Đông Du của Phan Bội Châu và phong trào Duy Tân của Phan Chu Trinh). Một số thanh niên và trí thức nông thôn ở An Khê bấy giờ đang hoang mang, đứng ở ngã ba đường. Không khí chiến tranh khá ngột ngạt bao trùm khắp nơi, các tổ chức yêu nước bị giặc khủng bố, đàn áp.
Rước rể

Rước rể

Khi cô gái Êđê muốn lấy người con trai ưng ý làm chồng, bên nhà gái phải nhờ ông mai là em trai mẹ hoặc người lớn tuổi trong dòng họ am hiểu luật tục chuẩn bị sính lễ mang đến nhà trai làm lễ hỏi chồng. Sau thời gian 'gửi dâu' từ 2 đến 3 năm, nhà trai chấp thuận sẽ đồng ý cho nhà gái tiến hành rước rể.
Mạch ngầm sông Ba - Kỳ 1: Từ lúc trong tim“bừng nắng hạ”

Mạch ngầm sông Ba - Kỳ 1: Từ lúc trong tim“bừng nắng hạ”

(GLO)- Trước khi qua đời, ông Đỗ Hằng, cán bộ tiền khởi nghĩa, nguyên Bí thư Huyện ủy An Khê (tỉnh Gia Lai) đã gửi cho chúng tôi tập tài liệu về Anh hùng Đỗ Trạc-người có công khai sáng, mở đường đầu tiên cho phong trào cách mạng An Khê với di nguyện là: Hãy viết một tập ký về người anh hùng trong kháng chiến chống Pháp trên đất An Khê. Sau nhiều tháng nghiên cứu, chấp bút, đến nay, chúng tôi cơ bản đã hoàn thành tập truyện ký về cuộc đời người con của quê hương An Khê, xin trích đăng một phần giới thiệu cùng bạn đọc.
Ông Hoan '7 trên 1' và '7 trong 1'- Bài 1: Khởi xướng tái lập tỉnh

Ông Hoan '7 trên 1' và '7 trong 1'- Bài 1: Khởi xướng tái lập tỉnh

Gần 35 năm - một chặng đường không phải là ngắn. Mỗi địa phương khi nhìn lại hành trình ấy không thể không nhận thấy việc trở lại địa giới hành chính cũ đã khiến cho việc phát triển kinh tế - xã hội tốt hơn lên. Những đô thị tỉnh lỵ, huyện lỵ như lột xác từ “lọ lem” thành “công chúa”!
Đám tang của già làng

Đám tang của già làng

Con trâu không chịu bước đi, dù đám đông đã cố sức kéo căng dây buộc mũi lẫn dùng roi quất đen đét. Bí quá, người làng hò nhau trói trâu lại, treo chân lên hai thanh gỗ lớn rồi khiêng đến nơi làm lễ. Hôm nay, cả làng đâm trâu, làm nghi thức cúng lễ tang cho già làng Alăng Vàng, vị già làng khả kính của tổ Đào (thôn Pho, xã Sông Kôn, Đông Giang).
Mưu sinh dưới tán rừng

Mưu sinh dưới tán rừng

(GLO)- Từ việc đi hái lan rừng, bắt ốc núi đến lấy mật ong hay thu “lộc trời” dưới gốc xoay cổ thụ đã giúp nhiều người dân ở cao nguyên Gia Lai có thêm thu nhập. Cùng với đó, nghề giữ rừng còn giúp cho cuộc sống của họ bớt nhọc nhằn, trở thành “cứu cánh” trong việc cải thiện sinh kế, ổn định cuộc sống.
Chuyện tình con nước nổi

Chuyện tình con nước nổi

Nhà có 5 anh em, thì đã có 3 người gặp được “nửa kia” của cuộc đời mình trong những chuyến theo cha đánh bắt cá đồng xa. Tổ ấm của họ đơn sơ trên những “ngôi nhà” là chiếc ghe bầu, rày đây mai đó mưu sinh theo con nước bạc. Con cái họ cũng sinh ra trên ghe. Thứ chạm mặt đầu tiên của những đứa trẻ từ lúc lọt lòng cũng là nước, là cái nắng cháy da, là ngọn gió bấc vùng châu thổ.
Nguy cơ thất thoát tài nguyên khoáng sản: Khó khăn trong quản lý, giám sát

Nguy cơ thất thoát tài nguyên khoáng sản: Khó khăn trong quản lý, giám sát

Trên địa bàn tỉnh Kon Tum có 76 điểm khai thác mỏ khoáng sản nhưng chỉ có 32 mỏ lắp đặt trạm cân, camera giám sát. Tuy nhiên vấn đề giám sát, quản lý gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do chưa có quy định về kết nối, đội ngũ cán bộ quản lý ít, nhiều điểm mỏ nằm ở nơi không có điện lưới...
Yêu thương xoa dịu đau thương…

Yêu thương xoa dịu đau thương…

Hơn một năm trước, những mầm xanh phút chốc mất cha mẹ do đại dịch COVID-19 từ khắp mọi miền đất nước quy tụ về Đà Nẵng. Câu hỏi đặt ra lúc ấy, rằng các em sẽ sống và hòa nhập ra sao ở vùng đất mới, với những con người lạ lẫm khi vết thương còn buốt nhói?