Chuyện người nhóm lửa ở vùng biên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chuyện về ngọn lửa được Đại tá-Anh hùng Lao động Trần Quang Hùng nhóm lên để vận động đồng bào Jrai sống rải rác trên vùng biên giới Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) quy tụ, lập nên những ngôi làng trù phú vẫn còn tươi mới.

Đã hơn 30 năm trôi qua, nhưng câu chuyện về ngọn lửa được Đại tá-Anh hùng Lao động Trần Quang Hùng-nguyên Giám đốc Công ty 74 (Binh đoàn 15) nhóm lên để vận động đồng bào Jrai sống rải rác trên vùng biên giới Đức Cơ chung sức cùng bộ đội lập làng, hướng dẫn bà con cách làm ăn để trở thành vùng đất trù phú như bây giờ vẫn được nhắc nhớ.

1lgo-3225-2194-3493-9119-6509-990.jpg

Dấu xưa nơi làng Mới

Đã lâu lắm rồi, tôi mới gặp lại Anh hùng Lao động Trần Quang Hùng. Vẫn ly cà phê sữa quen thuộc trong một quán nhỏ ở phố núi Pleiku, ông kể cho chúng tôi nghe những câu chuyện về “cái thuở ban đầu” đặt chân đến vùng biên giới Đức Cơ: “Ngày đầu đến đây, cái tôi nhìn thấy đầu tiên là đất đai hoang hóa bạc màu. Những ngôi nhà tranh trong các thôn, làng xác xơ. Vụ thu hoạch đã xong nhưng nhiều chòi lúa lép kẹp, dân cư thưa thớt, người dân lo sợ khi ra đường”.

Nhấp ngụm cà phê, ông Hùng hồi nhớ: “Cách đây hơn 30 năm, vào một đêm mưa giá lạnh, đại diện cho những người lính đi “mở đất”, tôi đã nhặt những cành củi khô nhóm lên một đống lửa để mời gọi bà con người Jrai ở làng Ghê, Tuk Ngo và Tuk La (xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ) đến dự họp. Cuộc họp hôm ấy với mục đích vận động bà con các làng quy tụ lại để lập nên làng mới nhằm thuận lợi cho việc phát triển sản xuất và vận động thanh niên vào làm công nhân, giúp họ xóa đi cái đói, cái nghèo. Từ đống lửa “gọi người” đầu tiên đó, làng Mới được hình thành”.

chuyen-nguoi-nhom-lua-o-vung-bien-bg-4632-9580.jpg
Niềm vui của người dân khi gặp lại Anh hùng Lao động Trần Quang Hùng (thứ 3 từ phải sang). Ảnh: Q.L

“Tôi vừa trở lại thăm “chiến trường xưa”, thấy vùng biên giới và cuộc sống bà con nơi đây ngày càng khởi sắc mà vui mừng khôn xiết. Kể từ khi người Jrai tự nguyện về làng Mới, họ đã biết trồng cây và trồng rau sạch trong vườn nhà, biết “mang tiền đi đẻ” (mang tiền đi gửi ngân hàng), biết trồng, chăm sóc, khai thác cao su, cà phê, điều, biết trồng lúa trong đất tái canh cây cao su…

Ngày trước, bà con đi làm vào lúc 9 giờ sáng đến 15 giờ thì về nhà vì sợ về muộn “con ma rừng” nó bắt thì nay đã đi làm theo mùa vụ. Vào mùa cạo mủ cao su, 3 giờ sáng, họ đã đi làm đến 17 giờ mới về. Chuyện sợ “con ma rừng” đã thuộc về quá khứ”-Anh hùng Lao động Trần Quang Hùng tâm sự.

Đến vùng biên giới Đức Cơ hôm nay, trải dài trong tầm mắt là một màu xanh cây trái, cơ sở hạ tầng hội đủ, thôn làng sầm uất, nhiều ngôi nhà lầu, nhà mái Thái khang trang, bà con đi lại, giao thương hàng hóa tự do, đời sống của đồng bào các dân tộc ổn định, phát triển.

Không giấu được nụ cười mừng vui, ông Vũ Mạnh Định-Chủ tịch UBND huyện Đức Cơ-cho biết: Đến nay, việc chúng tôi làm được là đã biết kế thừa kinh nghiệm và thành quả của các bậc “tiền bối” để lại. 5 năm qua, huyện Đức Cơ đã tận dụng hiệu quả nguồn vốn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường, trạm và thực hiện các dự án dành cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Tới nay đã có 3 xã và 22 thôn, làng đạt chuẩn nông thôn mới, giải quyết cơ bản tình trạng thiếu nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số. Người dân hướng về Đảng, Bác Hồ như rừng cây hướng về mặt trời, đoàn kết chung sức xây dựng vùng biên giới phát triển về kinh tế, mạnh về quốc phòng-an ninh.

Đó là thành quả của sự đầu tư rất lớn của Đảng, Nhà nước, cấp ủy chính quyền các cấp, trong đó có sự đóng góp của Công ty 74 nói chung, những mô hình, cách làm hiệu quả, thiết thực của ông Trần Quang Hùng nói riêng.

Ngày tháng trôi qua, ngọn lửa mời gọi nhen lên sau đêm mưa lạnh hôm ấy đã trở thành sợi dây kết nối và sưởi ấm tình người, củng cố tình đoàn kết quân dân. Cũng từ đây, mô hình “Gắn kết hộ” ra đời và lan tỏa không chỉ ở Binh đoàn 15 mà còn trên địa bàn các tỉnh khu vực Tây Nguyên.

Mô hình “Gắn kết hộ”

Hơn 40 năm gắn bó với bà con vùng biên giới, cũng chừng ấy thời gian “bộ đội Hùng” (tên gọi thân mật của người dân dành cho ông Hùng) tìm kiếm, đưa ra và tổ chức thực hiện có hiệu quả những mô hình phù hợp với đơn vị, với cuộc sống người dân địa phương, giúp bà con các dân tộc thiểu số thoát cảnh đói nghèo, vươn lên làm giàu.

33-can-bo-cong-ty-74-huong-dan-cho-ba-con-dtts-trong-rau-trong-vuon-nha-3068-9608.jpg
Cán bộ Công ty 74 hướng dẫn cho bà con DTTS trồng rau trong vườn nhà. Ảnh: Q.L

Ông Bah Sor Ba-Già làng Mới-chia sẻ: Để có một làng Mới trù phú như bây giờ, từ đầu năm 1993, ông Hùng đã đến từng nhà, ra đến tận rẫy để động viên bà con tập trung nhau lại thành lập “làng biên giới”. Biết đây không phải là một chuyện dễ dàng, bộ đội Hùng huy động anh em đơn vị đến san gạt đất đai làm nền, hỗ trợ cho bà con lương thực, thực phẩm và đặc biệt là đắp đập lấy nước để tưới cà phê, trồng lúa nước…

“Lúc đầu, chỉ có 5 hộ về làng Mới an cư lập nghiệp. Những hộ dân về đây đã được bộ đội khai hoang đất sản xuất, bàn giao giống cà phê, cao su, lúa nước và hướng dẫn sản xuất nên được mùa no ấm, các cháu nhỏ được đi học cái chữ; người già đau ốm được thầy thuốc bộ đội khám và điều trị bệnh không mất tiền. Chứng kiến thực tế đó, bà con sinh sống quanh vùng biên giới Đức Cơ kéo nhau về làng Mới sinh sống ngày càng đông hơn”-già Bah Sor Ba nhớ lại.

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết: Người Jrai có nhà, có vườn đất rộng. Nhưng từ xưa đến nay, bà con không trồng cây trong vườn nhà vì sợ Yàng phạt. Bởi họ quan niệm: Sân nhà là để cho con gà, con heo nó đi chơi, con chó nó tìm bạn. Mùa khô ở biên giới nắng nóng như chảo rang, gió cuộn bay những đám bụi mù mịt.

Những ngôi nhà “cô đơn” không một bóng cây, cứ ngày ngày tắm mình trong cái nắng chói chang. Con chim sợ nóng bay đi, con gà chạy ra thành giếng tìm chỗ mát. Thương bà con, bộ đội Hùng lại lăn lộn đi vận động “xanh hóa vườn nhà”. Lúc đầu trồng cây che bóng mát, sau đó là trồng rau xanh. Thấy được cái lợi, cái hay, người dân đã làm theo.

Về làng Mới, được bộ đội hướng dẫn, giúp đỡ tận tình nên đời sống của bà con ngày một no đủ hơn. Mùa khai thác mủ cao su, ai giỏi thì tiền lương đạt 8-10 triệu đồng/tháng. Rồi tiền vượt sản phẩm, tiền thu từ các nguồn kinh tế gia đình, nhiều hộ có thu nhập 150-200 triệu đồng/năm. Có tiền nhưng người dân ở đây không có khái niệm tích lũy, cứ tiêu xài rất lãng phí.

Năm 2010, bộ đội Hùng lại đề ra cuộc vận động “Gửi tiền tiết kiệm-ích nước lợi nhà”. Từ khi người Jrai biết “mang tiền đi đẻ” thì đời sống ngày càng ổn định. Từ 20 hộ ban đầu, đến nay đã có trên 1.700 hộ tham gia và trở thành “phong trào tiết kiệm”. Đặc biệt, gia đình anh Ksor Chel (làng Grôn, xã Ia Kriêng, huyện Đức Cơ) có lúc mang đến ngân hàng hơn 2 tỷ đồng để gửi tiết kiệm.

Từ hiệu quả của mô hình này, bộ đội Hùng lại đưa ra mô hình “Gắn kết hộ” với mục tiêu vừa phát triển kinh tế-xã hội, vừa xây dựng cơ sở chính trị ổn định. Lúc đầu, ông cho thí điểm gắn kết 30 cặp hộ giữa người Kinh và người Jrai. Theo đó, các hộ người Kinh giúp các hộ người Jrai trồng cây trong vườn nhà, hướng dẫn cách trồng cao su, hồ tiêu.

Sau đó, họ giúp nhau bằng cách cho mượn tiền làm nhà, mua cây giống… Họ đến với nhau hoàn toàn tự nguyện, từ không quen biết đến thân tình, tối lửa tắt đèn có nhau. Họ là những mắt xích, là sự kết nối đoàn kết dân tộc trên vùng biên viễn.

Anh Ksor Lương (làng Kom Yố, xã Ia Chía, huyện Ia Grai) thổ lộ: “Gia đình mình gắn kết với gia đình anh Đậu Văn Lành. Hai gia đình coi nhau như anh em ruột thịt, có công việc gì thì cùng nhau chia sẻ. Nhờ anh Lành hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc vườn cây, cạo mủ cao su nên cuộc sống của gia đình mình ngày càng ổn định.

Từ hộ nghèo, vợ chồng mình có thu nhập trên 200 triệu đồng/năm. Có tiền nên mình đầu tư cho sản xuất, cho con cái đi học, xây nhà và mua sắm dụng cụ sinh hoạt. Gia đình mình cũng như bà con dân làng biết ơn bộ đội Hùng rất nhiều!”.

Hoàng hôn buông xuống lưng chừng giữa màu xanh ngút ngàn của những vườn cây cao su, cà phê. Trò chuyện cùng chúng tôi, ông Rơ Lan Pêu-Chủ tịch UBND xã Ia Dơk-chia sẻ: “Đến nay, hiệu quả từ những mô hình của bộ đội Hùng để lại cho bà con địa phương là rất lớn.

Từ ngọn lửa mời gọi ban đầu đến những cách làm hay đã giúp đồng bào biên giới khai sáng niềm tin, phát huy sức mạnh đoàn kết, đam mê lao động sản xuất, nhận ra tác hại của hủ tục, biết cách chăm sóc sức khỏe, biết trồng lúa nước và các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao.

Đặc biệt, bà con đã có ý thức học tập để nâng cao dân trí, nỗ lực hơn trong giảm nghèo, góp phần xây dựng mảnh đất biên cương của Tổ quốc ngày càng ổn định về chính trị, giàu về kinh tế, mạnh về quốc phòng-an ninh.”

2lgo-1748-656-2033-5889-5917-2430-375.jpg

Có thể bạn quan tâm

Thượng tá Đậu Văn Huy chỉ huy thực tập phương án chữa cháy tại trụ sở liên cơ quan tỉnh. Ảnh: H.S

Thượng tá Đậu Văn Huy: Cứu người bằng cái tâm

(GLO)- Với hơn 24 năm công tác, Thượng tá Đậu Văn Huy-Phó Trưởng phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (Công an tỉnh Gia Lai) đã tham gia, chỉ đạo thực hiện thành công hàng chục cuộc chữa cháy, cứu nạn và thực tập phương án phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH).

Người Thái Bình bên dòng sông Ba

Người Thái Bình bên dòng sông Ba

(GLO)- Mỗi chiều, nhìn đàn cò trắng bay về ngang dòng sông Ba mênh mang sóng nước, ông Nguyễn Văn Để (86 tuổi) lại bâng khuâng nhớ về quê nhà. Tròn 40 năm rời quê hương Thái Bình vào vùng đất Krông Pa định cư, nỗi nhớ nguồn cội vẫn dâng đầy trong ông khi bắt gặp hình ảnh thân thuộc như vậy.

“Thời hoa lửa” của đôi vợ chồng chiến sĩ Trường Sơn

“Thời hoa lửa” của đôi vợ chồng chiến sĩ Trường Sơn

(GLO)- Trong ngôi nhà nhỏ ở làng Ia Tum (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) có 1 cặp vợ chồng đều trải qua “thời hoa lửa” Trường Sơn huyền thoại. Đó là ông Lê Đức Chinh (SN 1952) và bà Lê Thị Chỉnh (SN 1951). Ông Chinh hiện là Trưởng ban liên lạc Hội Truyền thống Trường Sơn huyện Đức Cơ.

Người dân làng Kon Ktonh chuẩn bị vật lễ trước khi thực hiện các phần nghi lễ Tết ăn con dúi của cộng đồng làng. Ảnh: M.N

Tết ăn con dúi ở Kon Pne

(GLO)- Khi những ruộng lúa bắt đầu trổ đòng, rẫy mì lên xanh mởn thì cũng là lúc đồng bào Bahnar ở xã Kon Pne (huyện Kbang) tất bật chuẩn bị Tết ăn con dúi để cầu Yàng phù hộ cây lúa tốt tươi, mùa màng bội thu, nhà nhà no ấm.

Dự án LRAMP song hành cùng người dân vùng khó - Kỳ cuối: Cần xây dựng thêm 44 cây cầu

Dự án LRAMP song hành cùng người dân vùng khó - Kỳ cuối: Cần xây dựng thêm 44 cây cầu

(GLO)- Sự hiện hữu của những cây cầu, cống thuộc Dự án LRAMP đã giúp các địa phương trong tỉnh giải quyết một phần “bài toán” về giao thông. Tuy nhiên, Gia Lai vẫn còn nhiều điểm ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đang rất cần được tiếp sức từ những “nhịp cầu lòng dân”.

Dự án LRAMP song hành cùng người dân vùng khó - Kỳ 1: Đổi thay cùng LRAMP

Dự án LRAMP song hành cùng người dân vùng khó - Kỳ 1: Đổi thay cùng LRAMP

(GLO)- Từ năm 2018 đến nay, 87 chiếc cầu, cống thuộc Dự án xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương (LRAMP) do Tổng cục Đường bộ Việt Nam làm chủ đầu tư đã đem đến sự đổi thay to lớn ở các buôn làng vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Gia Lai.
Xung quanh chiến công của du kích Puih Glớ và đồng đội - Kỳ 2: Đi tìm xác chiếc máy bay bị du kích Jrai bắn rơi

Xung quanh chiến công của du kích Puih Glớ và đồng đội - Kỳ 2: Đi tìm xác chiếc máy bay bị du kích Jrai bắn rơi

(GLO)- Ngày 12-5-1970, du kích người Jrai Puih Glớ (làng Maih, xã B6, huyện 4; nay là xã Ia Hrung, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) cùng đồng đội bắn rơi chiếc máy bay trực thăng khiến hàng chục binh sĩ cấp cao của quân đội Mỹ thiệt mạng. Vậy, xác chiếc trực thăng ấy bây giờ ở đâu?
Xung quanh chiến công của du kích Puih Glớ và đồng đội - Kỳ 1: Chuyện du kích Jrai hạ trực thăng Mỹ

Xung quanh chiến công của du kích Puih Glớ và đồng đội - Kỳ 1: Du kích Jrai hạ trực thăng chở 2 tướng Mỹ

(GLO)- Hơn nửa thế kỷ trôi qua nhưng câu chuyện về du kích Puih Glớ (làng Maih, xã B6, huyện 4; nay là xã Ia Hrung, huyện Ia Grai) cùng đồng đội bắn rơi máy bay quân sự Mỹ ngay tại quê hương mình vẫn được nhiều người cao tuổi trong vùng nhắc nhớ và được nhiều tài liệu lịch sử chính thống ghi nhận.

Lặng thầm cống hiến nơi phên giậu Tổ quốc

Lặng thầm cống hiến nơi phên giậu Tổ quốc

(GLO)- Dẫu có những quãng ngắt do sóng chập chờn nhưng cuộc điện thoại với người thân trong gia đình mỗi buổi tối là “liều thuốc tinh thần” để cán bộ, chiến sĩ tại các chốt của Đồn Biên phòng Ia Lốp (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) vượt qua khó khăn, lặng thầm cống hiến nơi phên giậu Tổ quốc.