Chuyện ít biết về cây kơ nia hơn 200 tuổi ở đình An Mỹ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trong khuôn viên đình An Mỹ (xã Phú An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) có 2 cây kơ nia cổ thụ hơn 200 năm tuổi. Những năm qua, người dân luôn nỗ lực bảo vệ cây, góp phần cho không gian ngôi đình thêm cổ kính, linh thiêng.
Đưa chúng tôi tham quan đình, ông Hồ Văn Lại-Trưởng ban Quản lý đình An Mỹ-cho biết: Ông bà xưa kể rằng, để ghi nhớ công đức to lớn của vị Anh hùng áo vải cờ đào Quang Trung-Nguyễn Huệ, đồng thời làm nơi thờ cúng, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, người dân đã đóng góp công sức, vật liệu xây dựng đình An Mỹ. Ngôi đình dựng trên gò đất có nhiều cây to, cách gò điểm khoảng 500 m-nơi nghĩa quân Tây Sơn dừng chân, kiểm đếm quân số trước khi tiến xuống đồng bằng. Trước đây, xung quanh đình là rừng cây rậm rạp và có nhiều cây kơ nia, người dân địa phương còn gọi là cây cầy. Loài cây này mang nhiều ý nghĩa đối với người dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung và bà con vùng Tây Sơn Thượng đạo nói riêng. Bao năm qua, cây kơ nia như những vị thần canh giữ, bảo vệ không gian linh thiêng cho ngôi đình.
Các cụ trong Ban nghi lễ đình An Mỹ kể rằng: Khi 3 anh em nhà Tây Sơn xuất quân tiến xuống đồng bằng, đến gần đèo An Khê, bất ngờ có một con rắn đen như gỗ mun, to như cột đình ra nằm chặn giữa đường. Trong hàng ngũ tướng lĩnh và nghĩa quân có người cho rằng, đây là điềm gở, đề nghị thu quân. Nhưng Nguyễn Huệ đã tiến lên, rút kiếm chém đứt đôi con rắn, lấy máu tế cờ và hòa rượu cho binh sĩ uống. Sau đó, Nguyễn Huệ cho người trèo lên cây ké phất cờ và cây cầy gần đó nổi trống làm hiệu tiến binh. Từ lần xuất quân này, nghĩa quân Tây Sơn giành được nhiều chiến công vang dội, hiển hách như: Rạch Gầm-Xoài Mút, Ngọc Hồi-Đống Đa...
Cây kơ nia sừng sững, xòe tán rộng tạo không gian linh thiêng cho ngôi đình An Mỹ (xã Phú An, huyện Đak Pơ). Ảnh: Ngọc Minh
Cây kơ nia sừng sững, xòe tán rộng tạo không gian linh thiêng cho ngôi đình An Mỹ (xã Phú An, huyện Đak Pơ). Ảnh: Ngọc Minh
Hiện trong khuôn viên đình An Mỹ còn 1 cây lộc vừng và 2 cây kơ nia hơn 200 tuổi. Ông Văn Thanh Cần-thành viên Ban nghi lễ đình An Mỹ-cho hay: Những năm 90 của thế kỷ trước, phong trào nấu mía đường phát triển, nhu cầu nguyên liệu đốt lò tăng cao, nhiều người vào rừng lấy củi, chặt phá cây cối. Những cây kơ nia trong khuôn viên đình cũng bị đốn hạ. Ban đầu, họ chặt những cành nhỏ rồi dần dần hạ nguyên cây. Trước tình hình đó, Ban nghi lễ phải cử người thay phiên nhau canh giữ và tuyên truyền, vận động người dân chung tay bảo vệ không gian, cảnh quan đình. “Cách đây 7 năm, cây kơ nia phía trước đình có biểu hiện “xuống sức”, nhiều cành nhánh héo rũ. Qua kiểm tra thấy có rất nhiều bọ cánh cứng, sâu đục thân cắn phá. Ngay lập tức, chúng tôi góp tiền mua thuốc bảo vệ thực vật về phun từ gốc lên ngọn và rải vôi dưới gốc cả năm trời mới tiêu diệt sâu bệnh gây hại. Đến nay, cây đã hồi sinh, nhiều cành nhánh đâm chồi, nảy lộc xanh mướt”-ông Cần phấn khởi chia sẻ.
Theo ông Cần, thân cây kơ nia phía trước đình có chu vi 80 cm, cao khoảng 16 m; còn cây kơ nia sau đình cao hơn 17 m, phần gốc phải 6 người lớn đan tay vào nhau mới ôm xuể, tán cây quanh năm phủ bóng mát lên cả khu vực rộng 400 m2. “Hàng năm, cây kơ nia ra quả, hạt rụng rất nhiều. Tuy nhiên, không thấy cây con mọc. Chúng tôi mang hạt về ươm, đem trồng cũng không cây nào sống. Sắp tới, chúng tôi sẽ mua cây về trồng để không gian đình có thêm bóng kơ nia tỏa bóng mát cho muôn đời sau”-ông Cần tâm sự.
Gốc cây kơ nia đằng sau đình An Mỹ (xã Phú An, huyện Đak Pơ) 6 người vòng tay ôm mới xuể. Ảnh: Ngọc Minh
Gốc cây kơ nia đằng sau đình An Mỹ (xã Phú An, huyện Đak Pơ) 6 người vòng tay mới ôm xuể. Ảnh: Ngọc Minh
Có đám ruộng cạnh đình An Mỹ, hàng ngày, anh Nguyễn Dô cần mẫn chăm sóc hoa màu. Những lúc nắng nóng, anh thường vào bóng mát cây kơ nia ngồi nghỉ ngơi. “Ngồi ngắm cây cổ thụ thì bao mệt nhọc tan biến hết. Những năm qua, các cụ trong Ban nghi lễ đình thường xuyên tuyên truyền nhắc nhở nên không còn tình trạng thả trâu, bò gây hại không gian đình. Các dịp lễ, Tết, người dân về dự lễ cúng Khai Sơn, Quý Xuân… quây quần dưới bóng cây trò chuyện và tự hào đình làng có cội kơ nia trăm tuổi”-anh Dô vui vẻ nói.  
Trao đổi với P.V, Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện Nguyễn Thanh Hiền cho biết: “Trong quá trình thu thập tư liệu của đình An Mỹ, các cụ trong Ban nghi lễ cung cấp cho chúng tôi thông tin về những cây cổ thụ có từ thời điểm thành lập đình cách đây hơn 200 năm. Để gìn giữ không gian đình, các công trình kiến trúc thiết chế tín ngưỡng nói chung và cây cổ thụ nói riêng, Phòng phối hợp với chính quyền địa phương hướng dẫn người dân cách bảo tồn, gìn giữ nhằm nâng tầm giá trị ngôi đình. Thời gian tới, Phòng phối hợp với ngành chức năng tổ chức kiểm tra, xác minh nếu những kơ nia đạt các tiêu chí của cây di sản, chúng tôi sẽ làm thủ tục, hồ sơ đề nghị công nhận”.
NGỌC MINH
 

Có thể bạn quan tâm

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

(GLO)- Năm 1993, Sở Văn hóa-Thông tin (VH-TT) và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai đã ký kết chương trình phối hợp hành động với nhiều hoạt động thiết thực, trong đó có mô hình “Điểm sáng văn hóa vùng biên”.

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.

Tiết mục hát dân ca của em Đinh Doanh và đoàn nghệ nhân xã Pờ Tó trong chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tại huyện Ia Pa. Ảnh: V.C

Cồng chiêng cuối tuần trở lại Ia Pa

(GLO)- Tối 17-11, chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tiếp tục được tổ chức tại huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. Chương trình mang đến nhiều tiết mục đặc sắc làm nức lòng người dân và du khách.

Giá trị của liên hoan

Giá trị của liên hoan

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 tổ chức tại TP Cần Thơ vừa khép lại. Bên cạnh những hồ hởi, vui vẻ, nhiều nỗi niềm của sân khấu cải lương truyền thống cũng đã bộc lộ trong mùa liên hoan năm nay.

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

(GLO)- Sau khi hoàn tất việc cắt lúa, ông Chánh thư thái ngồi trò chuyện cùng chúng tôi bên ghè rượu. Phẩm chất nghệ sĩ của người nông dân với tư cách “công trình sư” một loạt công trình, mô hình ghi dấu bản sắc văn hóa tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) hiện diện trước mặt chúng tôi.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

(GLO)- Suốt 1 tháng qua, sau khi hoàn tất công việc gia đình, những người nông dân Jrai chân chất, mộc mạc ở tổ 6 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) lại say sưa luyện tập đánh cồng chiêng.