Chuyên gia lo ngại biến thể Delta Plus gây ra làn sóng thứ 3 ở Ấn Độ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cảnh báo trên được đưa ra trong bối cảnh quốc gia Nam Á này đang dần thoát khỏi làn sóng COVID-19 thứ hai khi số ca nhiễm giảm mạnh.
 

Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Kolkata, Ấn Độ. (Ảnh: THX/TTXVN)
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Kolkata, Ấn Độ. (Ảnh: THX/TTXVN)


Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, một tuyên bố tối 22/6 của Chính phủ Ấn Độ cho biết nước này đã phát hiện 22 ca đã nhiễm biến thể Delta Plus của virus SARS-CoV-2 ở ba bang Maharashtra, Kerala và Madhya Pradesh, đồng thời nhấn mạnh đây là một "biến thể gây lo ngại."

Delta Plus là phiên bản đột biến mới của biến thể Delta được phát hiện lần đầu tại Ấn Độ.

Cảnh báo trên được đưa ra trong bối cảnh quốc gia Nam Á này đang dần thoát khỏi làn sóng COVID-19 thứ hai khi số ca nhiễm giảm mạnh.

Phát biểu với báo giới, ông VK Paul, người đứng đầu Nhóm chuyên gia quốc gia về quản lý vaccine, nói: "Giới chức ba bang trên đã được khuyến cáo lập tức áp dụng các biện pháp ngăn chặn tại các huyện (có ca nhiễm Delta Plus) và các cụm lây nhiễm, trong đó bao gồm ngăn chặn tụ tập đông người, xét nghiệm trên diện rộng, truy dấu nhanh chóng cũng như ưu tiên tiêm vaccine. Chúng tôi không muốn con số nhỏ nói trên biến thành con số lớn hơn."

Các chuyên gia ở bang Maharashtra lo ngại biến thể Delta Plus có nguy cơ gây ra làn sóng thứ ba và cảnh báo nó có thể đến sớm hơn dự kiến.

Hiện bang này đã đang chuẩn bị ứng phó với làn sóng thứ ba, trong đó có việc thu thập dữ liệu như lịch trình đi lại và tình trạng tiêm vaccine của những người đã báo cáo nhiễm phiên bản virus này.

Mối lo ngại bắt nguồn từ thực tế hiện nay có rất ít thông tin về biến thể Delta Plus, vốn đã xuất hiện ở 9 quốc gia gồm Mỹ, Anh, Bồ Đào Nha, Thụy Sĩ, Nhật Bản, Ba Lan, Nga và Trung Quốc và Ấn Độ.

Giống như biến thể Delta, hiện đã lây lan đến 80 quốc gia, Delta Plus được coi là có khả năng lây nhiễm cao và lây lan nhanh chóng. Nó cũng cho thấy khả năng bám chặt hơn vào các thụ thể của tế bào phổi và có khả năng làm giảm phản ứng kháng thể đơn dòng.

Theo Huy Lê (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.