Chuyển đổi số bắt đầu từ tư duy

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hiện nay, chuyển đổi số là chủ đề thu hút sự quan tâm của mọi người, mọi nhà, mọi cơ quan, tổ chức. Trên mạng internet, chỉ mất 0,42 giây gõ Google là tìm kiếm được khoảng 54,2 triệu kết quả liên quan đến chuyển đổi số. Vậy nhưng công cuộc chuyển đổi ấy vẫn còn nhiều chuyện đáng nói.

Mới đây, tôi đi làm hồ sơ chuyển trường cho một số học sinh. Trường nơi tôi đang công tác có nhận nuôi các em học sinh mồ côi do Covid-19 đến từ khắp các tỉnh, thành trên cả nước về sống, học tập tại Đà Nẵng. Hình dung là mỗi kỳ chuyển hồ sơ về trường cho khoảng 50 em, mà hồ sơ, thủ tục cũng khá phức tạp. Sau khi viết đơn xin chuyển trường cho con em, tùy theo bậc học tiếp theo tại trường mới, phụ huynh sẽ mang giấy giới thiệu đến Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo để xin giấy giới thiệu chuyển trường. Hồ sơ nhập học sẽ hoàn tất khi học bạ có đủ điểm, sổ đăng bộ, nộp kèm vài ba giấy tờ khác…

Kỹ thuật viên xử lý thông tin hình ảnh qua camera tại Trung tâm Điều hành đô thị thông minh TP. Pleiku. Ảnh: Đức Thụy

Kỹ thuật viên xử lý thông tin hình ảnh qua camera tại Trung tâm Điều hành đô thị thông minh TP. Pleiku. Ảnh: Đức Thụy

Nhưng có điều tôi vẫn rất băn khoăn. Kho dữ liệu của ngành Giáo dục rất lớn, nếu cứ làm thủ công như thế thì sẽ rất mất công, mất việc. Ví dụ chỉ cần nhập dữ liệu đầu vào là điểm, ghi chú, link đến phòng, đến sở, duyệt trên máy, gửi đến sở nhận là xong. Đằng này, cứ chạy hết chỗ này sang chỗ khác. Mỗi nơi in một tờ giấy, ký tên đóng dấu. Có khi gửi học bạ về thiếu chữ ký giáo viên, khi thiếu sổ đăng bộ, khi chưa vào kịp điểm, có khi sổ học bạ thiếu giấy giáp lai… Tôi trộm nghĩ, hàng ngày trên đất nước này có biết bao nhiêu người chuyển trường vậy mà cứ mỗi người chạy một nơi. Xăng xe, khí thải, công cán đi lại… Mà đáng lẽ, những thứ ấy đã được số hóa, làm bài bản từ lâu rồi.

Chuyển đổi số bắt đầu từ tư duy. Tôi tin là vậy. Bởi lẽ, mỗi người, mỗi ngành nghề, mỗi lĩnh vực sẽ phát sinh vấn đề quản lý ở lĩnh vực mà mình công tác, từ đó đề xuất, kiến nghị để bổ sung, làm sao đó những dữ liệu cần được liên kết với nhau và những người có liên quan sẽ có tài khoản, truy cập, xử lý được. Ví dụ điểm do giáo viên chủ nhiệm nhập, hiệu trưởng xác nhận đầy đủ thông tin thì chuyển cấp trên xét duyệt và cấp trên căn cứ vào đó để nhập học cho học sinh.

Nhiều người bàn về bảo mật thông tin, an toàn cho dữ liệu. Nhưng tôi nghĩ, vấn đề đó không quá khó. Nhiều lĩnh vực quan trọng hơn người ta còn mã hóa, còn kiểm soát được, huống hồ là điểm của học trò. Quan trọng là khi các con đi học, giáo viên qua quá trình dạy đã ghi sổ, đã có bài kiểm tra, bài thi lưu lại… thì việc đối chiếu, kiểm soát không có gì khó khăn.

Tôi viết bài này với tư duy của một người sẵn sàng tiếp nhận chuyển đổi số và muốn được góp sức trong công cuộc chuyển đổi này. Và theo tôi, chuyển đổi phải bắt đầu từ con người, từ tư duy. Khi chúng ta không chấp nhận cái mới, chấp nhận thử thách thì khó có cái mới và khó có kết quả khác biệt.

Có thể bạn quan tâm

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Trần Bá Công tặng hoa chúc mừng 3 nhóm tác giả có dự án xuất sắc đại diện cho tỉnh tham gia cuộc thi cấp quốc gia. Ảnh: T.D

Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh học sinh trung học, môi trường cho học sinh sáng tạo nghiên cứu

(GLO)- Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh học sinh trung học lần thứ 11 (năm học 2024-2025) do Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức diễn ra từ ngày 9 đến 11-1 đã trở thành sân chơi bổ ích, trí tuệ, góp phần thúc đẩy sự khám phá, đam mê nghiên cứu khoa học trong học sinh.

500 nhà khoa học, lãnh đạo quốc tế bàn về trí tuệ nhân tạo cho tương lai

500 nhà khoa học, lãnh đạo quốc tế bàn về trí tuệ nhân tạo cho tương lai

Phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) an toàn và vững bền, các hệ thống trí tuệ tăng cường kết hợp trí tuệ tự nhiên và trí tuệ nhân tạo, Chính phủ sử dụng AI phục vụ tốt nhất cho công dân... là những vấn đề thời sự toàn cầu được các nhà khoa học quốc tế thảo luận tại hội thảo diễn ra sáng nay 11.1.