Chuyện dân vận miền đại ngàn nắng gió…

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trên mảnh đất Tây Nguyên nắng gió, từ xa xưa những buôn làng ẩn khuất của bà con đồng bào dân tộc thiểu số được hình thành nhờ kinh nghiệm sống chung với thiên nhiên và những bước chân thăng trầm dày dặn sương gió của các già làng, người uy tín. 

Họ được ví như cây đại thụ của làng, giúp bà con thay đổi nếp nghĩ cách làm, từ bỏ những tập tục lạc hậu, phát triển kinh tế. Không ít những người lầm đường lạc lối, u mê theo các thế lực phản động đã được giác ngộ, tạo cơ hội làm lại cuộc đời.

Kỳ 1: Nguyên Bí thư Tỉnh ủy chia sẻ kinh nghiệm dân vận

Sáng lo đàn gia súc, tối quây quần bên con cháu, rảnh lại đi thăm, chuyện trò với bà con... Đó là cuộc sống của già Y Luyện Niê Kđăm - nguyên Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk. Ít ai biết, lão nông tri điền này từng là “thủ lĩnh” Tây Nguyên đuổi kẻ thù, dẹp yên bạo loạn...

“Quan nhất thời, dân vạn đại”

Tôi có cơ hội được đến nhà ông Y Luyện Niê Kđăm ở buôn Kram (xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin) - ông là “thủ lĩnh” dân vận góp phần làm nên Chiến thắng Buôn Ma Thuột và là người trực tiếp dẹp yên bạo loạn những năm 2001.

Già Y Luyện với công việc thường ngày

Già Y Luyện với công việc thường ngày

Không gian sống của nguyên lãnh đạo tỉnh ở ngay buôn làng thanh bình và dung dị. Ngoài ngôi nhà xây, già Y Luyện còn có nhà dài truyền thống, trưng bày khá nhiều hiện vật của đồng bào Êđê như trống Hgơr, cồng chiêng, ghế Kpan, cùng nhiều loại chóe... Những lần tôi đến, có lúc già Y Luyện đang thăm vườn cây, lấy thức ăn cho đàn heo, bỏ rơm khô cho bò ăn... Nhìn thao tác thuần thục cùng dáng người cao gầy, nước da ngăm đen và mái tóc điểm bạc theo thời gian, trông già Y Luyện đúng chất lão nông tri điền.

Già tâm sự, ai rồi cũng thế, hết làm quan thì trở về làm dân. Đó là quy luật “Quan nhất thời, dân vạn đại”. Già cũng không bị “sốc” gì cả bởi trước giờ gia đình đều làm nông. Người vợ chính là hậu phương vững chắc của ông. Bao năm qua, bà luôn tảo tần lo cho chồng con, gánh vác công việc nương rẫy. Khi về hưu, già Y Luyện có nhiều thời gian đỡ đần cho vợ, làm thêm nông nghiệp trang trải cuộc sống.

Những thành tích mà già Y Luyện đạt được trong quá trình công tác

Những thành tích mà già Y Luyện đạt được trong quá trình công tác

Hồi tưởng về những tháng năm tuổi trẻ, già Y Luyện tâm sự đó là ký ức đẹp, có vinh quang và cũng đầy khó khăn thách thức. Bên ly trà, già kể lại, năm 1961 khi tròn 18 tuổi đã xung phong đi bộ đội và vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng.

Năm 1971, Y Luyện được giao về huyện H4 (tức thị xã Buôn Hồ ngày nay) làm đội trưởng đội công tác, đi giác ngộ cách mạng cho bà con dân tộc thiểu số. Với lợi thế am hiểu địa hình, ngôn ngữ, tập tục, giờ giấc sinh hoạt của bà con, ông Y Luyện chia quân thành các nhóm, băng rừng lên rẫy hoặc vào buôn làng trong đêm tối để gặp bà con giác ngộ cách mạng.

Từ năm 1972, các tổ công tác của ông Y Luyện hoạt động rất mạnh để huy động đủ quân cho cuộc tiến công. Thời điểm này, kẻ địch điên cuồng càn quét, rải bom đạn. Chúng gây ra không biết bao nhiêu tội ác, nhưng cán bộ, chiến sĩ không hề nao núng.

Cuối cùng, thời khắc lịch sử đã đến - Chiến thắng Buôn Ma Thuột ngày 10/3/1975 đưa bà con Tây Nguyên thoát khỏi áp bức; tạo thời cơ chiến lược mở Chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Dẹp yên bạo loạn

Đất nước giành được độc lập nhưng tàn dư của kẻ thù vẫn còn. Đặc biệt, bọn xấu luôn tìm đủ mọi cách chống phá, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc Tây Nguyên. Bởi đây là địa bàn chiến lược, có giá trị rất lớn về mặt quân sự, kinh tế. Khu vực này quan trọng tới mức được đánh giá nếu ai chiếm được Tây Nguyên thì coi như đã làm chủ được Việt Nam và Đông Dương.

Vào năm 2001, tại Đắk Lắk xảy ra sự kiện bạo loạn đúng thời điểm địa phương này tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh (ngày 3/2/2001). Lúc đó, ông Y Luyện là Bí thư Tỉnh ủy. Theo kế hoạch, đại hội diễn ra 3 ngày, song trong lúc diễn ra đại hội, Bí thư Y Luyện nhận được tin từ cơ sở rằng, bà con dân tộc thiểu số có những biểu hiện lạ khi mua thực phẩm và xăng dầu rất nhiều.

Nhận thấy bất thường, ông Y Luyện chỉ đạo họp nội bộ khẩn và đưa ra quyết định rất nhanh: xin phép lãnh đạo Trung ương (lúc đó đang tham dự đại hội) kết thúc đại hội sớm; chỉ đạo lập các chốt, khoanh vùng ngoại ô vào TP Buôn Ma Thuột.

Dù đã rời chốn quan trường nhiều năm nhưng già Y Luyện Niê Kđăm luôn dõi theo sự phát triển của tỉnh nhà. Theo ông, cần có thêm nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện cho con em cán bộ đồng bào đi học, học cao hơn nữa. Đây là nguồn cán bộ dân tộc thiểu số chất lượng để Đảng chọn, đưa vào hàng ngũ, xây dựng được đội ngũ lãnh đạo kế tục.

Đúng như dự đoán của ông Y Luyện, sáng hôm sau, đoàn bà con nhiều nơi di chuyển bằng xe công nông lên TP Buôn Ma Thuột. Bí thư Y Luyện cùng lãnh đạo tỉnh huy động sinh viên, học sinh dân tộc thiểu số gặp trực tiếp để vận động, tuyên truyền, đồng thời phát bánh mì, nước uống cho bà con.

Dẫu vậy, bà con vẫn chưa chịu trở về nhà. Một cuộc đối thoại giữa đại diện người dân với lãnh đạo Tỉnh ủy và UBND tỉnh diễn ra ngay trụ sở Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh. Những người tham gia đối thoại đều bịt mặt rất kín và đưa ra yêu sách thành lập nhà nước tự trị Degar. Dĩ nhiên, Bí thư Y Luyện không chấp nhận yêu sách này, cặn kẽ giải thích, vạch rõ mưu đồ của bọn xấu cũng như những hành vi vi phạm pháp luật mà bà con đang bị luận điệu của kẻ xấu xúi giục.

Bằng kinh nghiệm của một “thủ lĩnh” dân vận, Bí thư Y Luyện đã giúp bà con nhận ra vấn đề, chấp nhận quay về nhà. Lãnh đạo tỉnh đã bố trí xe chở bà con về tận buôn làng. Cuộc bạo loạn từ đó được dẹp yên.

Chóe truyền thống của người Êđê vẫn được già Y Luyện lưu giữ

Chóe truyền thống của người Êđê vẫn được già Y Luyện lưu giữ

Từng đi qua mưa bom bão đạn, già Y Luyện tâm sự, dân là gốc, việc khó đã có dân cùng lo. Già đúc kết rằng, công tác dân vận phải thật sự sâu sát, nắm bắt kịp thời, cụ thể xuống tận nóc nhà. “Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng, rất đông đồng bào dân tộc thiểu số. Để làm tốt công tác dân vận, chúng ta cần đến cán bộ dân tộc thiểu số. Họ chính là người đi sâu đi sát, am hiểu văn hóa, tập quán, và cả ngôn ngữ để giao tiếp, truyền tải thông điệp, chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước. Chính nhờ sự am hiểu ấy, chúng ta mới kịp thời nắm bắt tâm tư, tình cảm của bà con; từ đó giải quyết vấn đề một cách dứt điểm, tránh để kẻ xấu lợi dụng”, già Y Luyện chia sẻ.

(Còn nữa)

Có thể bạn quan tâm

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt mấy mươi năm giữ lấy vốn liếng Mơ Nâm trên chốn chênh vênh này, lão nghệ nhân đã có thể yên tâm khi văn hóa của làng mình được mọi người biết đến, nhớ đến, và đổi thay cuộc sống nhờ những điều nho nhỏ.

Đề án 06: Động lực xây dựng tỉnh nhà hiện đại, văn minh - Kỳ cuối: Tháo gỡ điểm nghẽn để về đích đúng tiến độ

Đề án 06: Động lực xây dựng Gia Lai hiện đại, văn minh - Kỳ cuối: Tháo gỡ điểm nghẽn để về đích đúng tiến độ

(GLO)- Triển khai Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030, các cơ quan, ban, ngành, đơn vị phối hợp chặt chẽ để tháo gỡ những điểm nghẽn, khó khăn, bất cập nhằm thực hiện đúng tiến độ.

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Cùng với mục tiêu đánh chiếm pháo đài Đồng Đăng, quân địch dồn lực lượng để bao vây, đánh chiếm cứ điểm hang Đền Mẫu án ngữ con đường dẫn đến thị trấn Đồng Đăng. Tại đây, quân và dân địa phương đã kiên cường bám trụ 3 ngày đêm chống lại quân xâm lược.

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Đối với cư dân sống ở thị trấn miền biên viễn Đồng Đăng, những ngày tháng đối đầu với quân xâm lược tháng 2/1979 giống như những thước phim quay chậm bi thương mà hào hùng. Họ đã sống, chiến đấu cùng bộ đội hiên ngang như thành đồng lũy thép ngay tuyến đầu Tổ quốc.

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, rất nhiều người lính đã không chỉ cống hiến xương máu, bảo vệ từng tấc đất biên cương, mà còn coi nơi mình chiến đấu là quê hương thứ 2 để ươm mầm tình yêu, cho hạnh phúc hôm nay.

Ở góc Tây Nam

Ở góc Tây Nam

Bà chủ homestay đầu tiên trên đảo Hòn Đốc (Kiên Giang) - Phương Thảo - kể hồi mới theo chồng ra đảo, ở đây cái gì cũng thiếu. Nước ngọt mỗi ngày đều phải chờ xà-lan chở từ Hà Tiên ra, mỗi nhà xách theo một can 30l ra cầu cảng nhận phát nước.

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa nước bên bờ dòng Kinh Giang, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) gắn liền với lịch sử kháng chiến thống nhất đất nước. Hiện đây là nơi mưu sinh của người dân và là điểm du lịch hấp dẫn.

"Đã có thầy ở đây..."

"Đã có thầy ở đây..."

Có thầy ở đây, trái tim trẻ thơ được sưởi ấm giữa những giông gió cuộc đời. Có cô ở đây, trẻ thơ vững bước trên hành trình gom nhặt kiến thức. Có thầy, cô ở đây, các em không chỉ học cách viết những con chữ mà còn học cách sống, cách yêu thương, cách đứng dậy sau vấp ngã…

Đổi thay ở làng phong Quy Hòa

Đổi thay ở làng phong Quy Hòa

Làng Quy Hòa, ngôi làng nhỏ nằm nép mình bên bờ biển Quy Nhơn, là nơi trú ngụ cho những bệnh nhân phong trong nhiều thập kỷ. Trải qua nhiều biến động, cùng với tiến bộ của y học, căn bệnh nan y ngày nào đã không còn là nỗi ám ảnh.