Chuyện chưa kể về trại phong Quy Hòa - Kỳ 1: Vùng biệt lập của những người cùi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đằng sau căn bệnh phong (cùi) kinh hoàng một thời gieo rắc nỗi khiếp đảm cho nhân loại là những tấm lòng bao dung, đức hi sinh cao cả ở một ngôi làng (trại) nằm sâu trong thung lũng Quy Hòa (Quy Nhơn, Bình Định).

Một thời bệnh phong hủi được liệt vào tứ chứng nan y nên người bệnh phải sống trong sự xa lánh, ghẻ lạnh ghê gớm của người đời.

Trại phong Quy Hòa (Quy Nhơn) nằm trong một thung sâu gần như biệt lập với bên ngoài, được dựng lên cách đây gần 90 năm để mang lại chút hi vọng cho người bệnh.

 

 Nhà thờ Quy Hòa được xây dựng từ năm 1933 có móng sâu dưới đất bằng với chiều cao của nhà thờ để chống bão.
Nhà thờ Quy Hòa được xây dựng từ năm 1933 có móng sâu dưới đất bằng với chiều cao của nhà thờ để chống bão.

Đến với người khổ đau

Năm 1929, bác sĩ Lemoine - người điều hành Bệnh viện Bình Định - thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân phong.

Ông thao thức tìm cách giúp họ “có được chút niềm vui để sống, để hi vọng”. Vị bác sĩ này trình bày với chính quyền bảo hộ Pháp một dự án táo bạo thành lập trại phong.

Bình Định lúc ấy có 360 người mắc bệnh phong, chưa kể những người sống lang thang ngoài đường hay ẩn trốn tại gia đình. Theo bác sĩ Lemoine, tỉnh này đã có hơn 1.200 bệnh nhân phong trên khoảng 70.000 dân.

Bác sĩ Lemoine chia sẻ tâm nguyện với đức cha Damien Grangeon - vị đại diện Tông tòa Giáo phận Quy Nhơn.

Không lâu sau, chính quyền bảo hộ chấp thuận và cho phép bác sĩ Lemoine thành lập trại phong ở vùng đất Bến Cát (Quy Hòa, cách Quy Nhơn khoảng 8km).

Đây là một cánh đồng rộng khoảng 100 mẫu, có núi bao vây theo hình vòng cung ở ba phía bắc - tây - nam, phía đông giáp với biển.

Một buổi sáng năm 1929, một chiếc ghe cập Bến Cát chở theo một linh mục ốm gầy với bộ râu dài, đôi mắt sáng cùng một chiếc giường gỗ, một máy quay đĩa nhạc, nhiều sách vở...

Đó là cha Paul Maheu. Ông cùng bác sĩ Lemoine bắt tay ngay vào công việc. Một trung tâm y tế xã hội được thành lập.

Cha Paul Maheu đã dựng một số nhà tranh vách đất cho các bệnh nhân, nhân viên lưu trú. Bác sĩ Lemoine dốc hết tài năng, sức lực để điều trị các bệnh nhân.

Họ xây dựng phòng khám bệnh và phát thuốc. Nơi đây, các bệnh nhân phong có thể tự do lui tới, được tiếp đón như anh chị em trong một gia đình.

Năm đầu tiên, trại đón nhận 52 bệnh nhân, người đầu tiên là ông Nguyễn Văn Con (sinh 1874), nhập viện ngày 20-7-1929.

Từ đó, số bệnh nhân tăng dần theo năm tháng. Bệnh viện phải mở rộng cửa tiếp nhận tất cả bệnh nhân đến từ những tỉnh lân cận, không kể nghèo - giàu.

Điều hai vị quan tâm là làm thế nào để bệnh nhân có thể sống một cách bình an và hạnh phúc. Vì thế cần phải xây cất thêm...

Khi mọi việc còn dang dở, cha Paul Maheu kiệt sức vì công việc và phải về Pháp chữa bệnh, đến ngày 27-2-1931 ông mất ở tuổi 62.

 

Các nữ tu đi tìm địa điểm xây dựng bệnh viện khi đến Quy Hòa - Ảnh tư liệu
Các nữ tu đi tìm địa điểm xây dựng bệnh viện khi đến Quy Hòa - Ảnh tư liệu

Các nữ tu đầu tiên

Để chăm sóc bệnh nhân, cần phải có các nữ tu chuyên nghiệp đảm trách. Ngày 23-9-1932, sáu nữ tu đầu tiên đã khởi hành từ Marseille trên chuyến tàu “Général Messinger”.

Ngày 19-10-1932, các nữ tu đến Sài Gòn. Từ Sài Gòn ra Quy Nhơn, vì đường bộ và thời tiết xấu nên các nữ tu phải đi tàu lửa đến Nha Trang và lên xe đò đến Quy Nhơn.

Để vào Quy Hòa, khi đến chân núi xe không thể vào được vì đường hẹp và quanh co, các các nữ tu phải xuống đi bộ vào thung lũng.

Sau khi đến làng phong, cũng là bệnh viện Quy Hòa lúc ấy, các nữ tu bắt tay ngay vào việc phục vụ bệnh nhân.

Mỗi ngày họ thay băng và rửa vết thương trung bình từ 160 - 180 bệnh nhân, chưa kể những người bệnh thông thường khác. Số bệnh nhân ngày càng tăng thì nơi ở ngày càng bị thu hẹp lại. Các nữ tu phải xây thêm nhà cho bệnh nhân, tuy vẫn là nhà tranh vách đất.

Do vậy, người bệnh được thong dong hơn tại đây cùng với gia đình mình. Mỗi gia đình như thế có một mái nhà nhỏ theo kiểu Việt Nam.

Ngày nay, nếu đi trên con đường ven bờ biển Quy Hòa mát rượi, rợp bóng cây, quần thể trại phong Quy Hòa với nhà thờ, tu viện và khu trị bệnh... liên hoàn như một mỏ neo án ngữ vững chãi trước bờ biển. Vì sao lại có “mỏ neo” này?

Vũng dừa

Những sử liệu còn ghi chép tỉ mỉ trong nhà thờ Quy Hòa kể lại rằng vào lúc 2h30 ngày 1-11-1933, Quy Hòa bị một cơn bão ập đến.

Bên ngoài tiếng sóng biển gầm thét, gió rít lên từng cơn, các cửa kính lớn nhỏ đều vỡ tan tác, nước tràn vào nhà... 5h30 sáng, gió và sóng biển vẫn gào thét. Các nữ tu quyết định ra khỏi nhà đi tìm bệnh nhân.

 

Nữ tu phải đi khất thực

Số bệnh nhân tại Quy Hòa mỗi ngày mỗi tăng, cho đến năm 1974 đã lên đến 5.422 người.

Các nữ tu nhiều quốc tịch khác cùng các nữ tu Pháp, Việt nối tiếp nhau đến Quy Hòa phục vụ.

Có thời điểm bệnh viện hơn 1.000 bệnh nhân mà chỉ có 10 xơ phục vụ. Đã vậy, nhiều ngày họ phải đi khất thực để kiếm thực phẩm và tài chính về nuôi bệnh nhân.

Vừa mở cửa ra, họ thấy ba em bé mồ côi ngồi trước cửa. Ngôi nhà dành cho các em và người giúp việc đã bị sập, một em đang còn bị kẹt trong đống gạch vụn nhưng nhờ một cái trụ nhà che chở nên được bình an.

Tại bệnh viện mọi thứ đều bị đổ sụp, số người bị nhà đổ, gạch đá đè lên được cứu sống, có một người bị chết...

Sau đó, mọi thứ được xây dựng lại, trong đó có nhà thờ. Có lẽ ít có công trình nào mà chiều sâu móng của nhà thờ bằng chiều cao của nhà thờ.

Nơi đây sẽ làm nơi trú ẩn cho bệnh nhân khi có bão lớn hoặc sóng thần. Cùng với đó, một dãy tu viện được xây dựng bao bọc như hình cánh cung kết hợp với nhà thờ tạo thành lá chắn như cái mỏ neo vững chắc để ngăn chặn cuồng phong, sóng lớn.

Theo xơ Hoàng, Quy Hòa lúc bấy giờ đường sá cách trở, việc tiếp tế thuốc thang, các nguồn viện trợ từ nước ngoài vào chủ yếu bằng đường biển.

Khi gặp phải bão gió, tàu có thể mất 2-3 tháng, thậm chí 4-5 tháng mới đến được Quy Hòa. Để chống đói, các xơ cùng bệnh nhân bắt tay vào trồng dừa.

Họ dùng trái dừa để ăn, lấy cơm dừa nấu thành dầu, làm xà phòng, làm thuốc trị thương; lấy lá dừa làm chổi quét, vệ sinh làng... Từ đó, nơi đây có thêm tên gọi khác là Vũng dừa.

Theo tuoitre

Có thể bạn quan tâm

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Xóa bỏ hủ tục 'cầm đồ thuốc độc'

Xóa bỏ hủ tục 'cầm đồ thuốc độc'

Suốt thời gian dài, tệ nạn nghi kỵ “cầm đồ thuốc độc” ở miền núi Quảng Ngãi trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng, gây hoang mang, chia rẽ mối đoàn kết cộng đồng, nhiều người bị nghi ngờ có “đồ độc” phải bỏ làng vào rừng hoặc tự tử, thậm chí bị đánh đập dã man cho đến chết.

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Chục cây số đường rừng, từ cao độ 1.500 m lên 2.500 m nhưng mất hơn 5 giờ chúng tôi mới đến nơi đang lưu giữ món quà tiên của bản Hô Tra (H.Tân Uyên, Lai Châu), chính là vạt rừng trà cổ thụ búp tím đang mùa vụ.