Chủ tịch Trung Quốc tới Mỹ gặp Tổng thống Joe Biden

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Theo Tân Hoa xã, ngày 14-11 (giờ địa phương), máy bay của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến San Francisco, Mỹ. Chủ tịch Trung Quốc đến San Francisco để dự hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Joe Biden và tham dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC).

Đây là chuyến thăm Mỹ đầu tiên của Chủ tịch Trung Quốc trong 6 năm. Cuộc gặp cấp cao giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình diễn ra tại một địa điểm không được tiết lộ ở Khu vực Vịnh San Francisco vào sáng thứ 15-11 (giờ địa phương) và sau đó tham dự Hội nghị cấp cao APEC.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới sân bay San Francisco, Mỹ. Ảnh: REUTERS

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới sân bay San Francisco, Mỹ. Ảnh: REUTERS

Theo Reuters, cuộc gặp thượng đỉnh giữa ông Tập và ông Biden sẽ là cuộc gặp mặt trực tiếp đầu tiên giữa các nhà lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc trong một năm và được các quan chức Mỹ coi là cơ hội để giảm bớt căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết, ông muốn cải thiện mối quan hệ với Trung Quốc sau một thời gian quan hệ căng thẳng và sẽ tìm cách nối lại liên lạc bình thường giữa hai siêu cường, bao gồm cả các liên hệ giữa quân đội hai nước.

Theo người phát ngôn An ninh quốc gia Nhà Trắng John Kirby, ông Joe Biden và ông Tập Cận Bình cũng sẽ bàn về cuộc xung đột Israel - Hamas ở Gaza cũng như những nỗ lực của Mỹ hỗ trợ Ukraine trong cuộc xung đột với Nga.

Ông Biden nói Mỹ không muốn tách rời khỏi Trung Quốc mà muốn thay đổi mối quan hệ kinh tế theo hướng tốt đẹp hơn. Chính quyền Mỹ đã nỗ lực "giảm thiểu rủi ro" cho một số chuỗi cung ứng quan trọng của Mỹ từ Trung Quốc khi cạnh tranh kinh tế và quân sự giữa hai nước ngày càng gia tăng.

Ông Biden đã đảm bảo với các nước trong khu vực, bao gồm cả Trung Quốc, rằng Mỹ không tìm kiếm sự tách biệt hoàn toàn về kinh tế - đây cũng là mối lo ngại của các đối tác và đồng minh của Washington về một cuộc đối đầu giữa 2 siêu cường sẽ làm đảo lộn nền kinh tế toàn cầu.

Trung Quốc đã cắt đứt liên lạc quân đội với Mỹ sau khi Chủ tịch Hạ viện lúc đó là bà Nancy Pelosi đến thăm đảo lãnh thổ Đài Loan vào tháng 8-2022. Khôi phục liên lạc quân sự là mục tiêu hàng đầu của Mỹ nhằm tránh những tính toán sai lầm giữa quân đội hai nước.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken chủ trì cuộc họp Ngoại trưởng các thành viên APEC. Ảnh: REUTERS

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken chủ trì cuộc họp Ngoại trưởng các thành viên APEC. Ảnh: REUTERS

Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã chủ trì cuộc họp với những người đồng cấp của các thành viên APEC và nhấn mạnh Mỹ tin tưởng vào “một khu vực nơi các nền kinh tế được tự do lựa chọn con đường riêng của mình... ".

Cũng tại cuộc họp này, đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai, cho biết cuộc họp ở San Francisco diễn ra vào thời điểm có “những thách thức và bất ổn lớn” đối với khu vực. Bà Katherine Tai lưu ý căng thẳng địa chính trị ngày càng gia tăng, chuỗi cung ứng mong manh và cuộc khủng hoảng khí hậu ngày càng tồi tệ.

Có thể bạn quan tâm

UNHCR cảnh báo tình trạng di dân nguy hiểm ở Syria và Lebanon

UNHCR cảnh báo tình trạng di dân nguy hiểm ở Syria và Lebanon

(GLO)- Ông Gonzalo Vargas Llosa, đại diện của Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn (UNHCR) tại Syria ngày 22/11 cho biết, người dân Lebanon di tản sang Syria phải đưa ra lựa chọn khó khăn và có khả năng đe dọa đến tính mạng là trở về nước. Lý do là vì “điều kiện kinh tế cực kỳ tồi tệ ở Syria”.

Cận kề ngày Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ, Anh và Pháp để tấn công Nga và phản ứng của các nước

Cận kề ngày Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ, Anh và Pháp để tấn công Nga và phản ứng của các nước

(GLO)- Sau khi tổng thống Biden quyết định cho Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ để tấn công vào lãnh thổ Nga, Anh và Pháp cũng liền có động thái tương tự. Một số nguồn tin dự đoán vài ngày tới có thể Ukraine sẽ tiến hành những đợt tấn công đầu tiên vào đối phương với tên lửa có tầm bắn tới 306 km.