Chư Sê: Ưu tiên nguồn vốn kiên cố hóa kênh mương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Từ nhiều nguồn vốn khác nhau, những năm qua, huyện Chư Sê (Gia Lai) đã ưu tiên thực hiện kiên cố hóa kênh mương thủy lợi. Nhờ đó, nhiều cánh đồng thường xuyên bị hạn đã “giải được cơn khát” nước tưới, giúp người dân ổn định sản xuất.
Cánh đồng lúa nước làng Mung (xã Ia Blang) rộng hơn 25 ha. Những năm trước, trên cánh đồng này, người dân làng Mung chỉ sản xuất được lúa vụ mùa, còn vụ Đông Xuân thì bỏ hoang vì thiếu nước. Để giúp người dân phát triển sản xuất, trước vụ Đông Xuân 2018-2019, từ nguồn vốn sự nghiệp thủy lợi huyện, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Sê đã đầu tư kiên cố hóa tuyến kênh mương dài 780 m dẫn nước từ kênh chính N12 của công trình hồ thủy lợi Ia Ring về cánh đồng làng Mung. Nhờ đó, người dân nơi đây đã lần đầu tiên sản xuất được lúa Đông Xuân. Đến thời điểm này, bà con đã thu hoạch được trên 50% diện tích lúa chín, số còn lại đang chuẩn bị thu hoạch.
 Ông Rah Lan Blã (làng Mung, xã Ia Blang) bên tuyến kênh mương đã được kiên cố hóa. Ảnh: N.D
Ông Rah Lan Blã (làng Mung, xã Ia Blang) bên tuyến kênh mương đã được kiên cố hóa. Ảnh: N.D
Ông Rah Lan Blã (làng Mung) phấn khởi cho biết: Sau khi tuyến kênh đất được đầu tư kiên cố bằng bê tông đã giảm lượng nước thất thoát và đảm bảo nguồn nước tưới cho cả cánh đồng. “Gia đình tôi có 4 sào lúa nước trên cánh đồng này. Vừa rồi, gia đình thu hoạch 2 sào được 22 bao lúa nên không phải lo chuyện thiếu lương thực nữa, còn có lúa dư bán bớt để phục vụ các nhu cầu khác”-ông Blã nói.
Theo tổng hợp của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Sê, toàn huyện hiện có 45 công trình thủy lợi. Trong đó, Công ty TNHH một thành viên Khai thác Công trình thủy lợi tỉnh quản lý 7 công trình hồ chứa và đập; Công ty cổ phần Cà phê Gia Lai quản lý, khai thác 1 công trình và 1 trạm bơm; các xã quản lý, khai thác 48 công trình gồm 27 công trình kiên cố và 21 công trình tạm do người dân tự ngăn suối, đào kênh để phục vụ tưới cho những diện tích nhỏ. Trong vài năm qua, từ nhiều nguồn vốn khác nhau, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện phối hợp với Ban Quản lý các dự án Đầu tư Xây dựng huyện tu sửa, kiên cố hóa nhiều tuyến kênh mương trước đây là kênh mương đất để dẫn nước về tưới cho những cánh đồng thường xuyên bị hạn, giúp người dân phát triển cây lúa nước ổn định. Riêng trong năm 2018, từ các nguồn vốn như ngân sách huyện, kinh phí thực hiện chính sách bảo vệ và phát triển đất lúa… với trên 3,9 tỷ đồng, các cơ quan chuyên môn của huyện đã thực hiện kiên cố hóa một số tuyến kênh mương có tổng chiều dài khoảng 71,5 km ở các cánh đồng làng Amo (xã Bờ Ngoong), làng Khối Zố (xã Ia Tiêm); mương tiếp nước chống hạn thôn 1 (xã Ia Hlốp); kênh mương thủy lợi làng Tăng (xã Kông Htok)…, đáp ứng nhu cầu nước sản xuất của người dân.
Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Văn Thương-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Sê-cho hay: “Việc quan tâm đầu tư kiên cố hóa kênh mương thủy lợi bằng nhiều nguồn vốn khác nhau đã từng bước giải quyết nước tưới cho những cánh đồng thường xuyên bị hạn. Qua đó không những góp phần giảm thiệt hại do hạn hán gây ra mà còn giúp nông dân mở rộng diện tích sản xuất, nâng cao thu nhập”. 
 NGUYỄN DIỆP

Có thể bạn quan tâm

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

(GLO)- Sau khi hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai và Bình Định thành tỉnh Gia Lai (mới), các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đặt kỳ vọng điều này sẽ mở ra cơ hội phát triển, giúp doanh nghiệp đổi mới hoạt động sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Phương pháp rang thủ công sẽ giữ lại vị ngọt, bùi và vị ngậy đặc trưng mà không loại hạt điều công nghiệp nào sánh bằng. Ảnh: Vũ Thảo

Giữ lại tinh túy trong từng hạt điều sẻ

(GLO)- Sản xuất theo phương pháp rang củi thủ công truyền thống, đa dạng hóa sản phẩm với nhiều hương vị mới lạ, một nhà sản xuất ở Gia Lai đang nuôi ước mơ đưa hạt điều địa phương với hương vị đặc trưng vươn xa.

Hợp tác xã bắt nhịp thời đại số

Hợp tác xã bắt nhịp thời đại số

(GLO)- Trong bối cảnh chuyển đổi số lan tỏa mạnh mẽ đến từng ngõ ngách đời sống, các HTX tại Gia Lai đang cho thấy sự năng động, nhạy bén khi mạnh dạn “lên sàn”, “lên sóng” để giới thiệu và bán sản phẩm qua các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, TikTok Shop, livestream Facebook.

Chị Rcom H’Sra ( bìa trái, buôn Rưng Ma Nin) làm thủ tục vay vốn tại điểm giao dịch xã Ia Rbol. Ảnh: Vũ Chi

Hiệu quả của điểm giao dịch xã trong hoạt động tín dụng chính sách ở Ayun Pa

(GLO)- Với phương châm “Phục vụ tại nhà, thu nợ, giải ngân tại xã”, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng mạng lưới điểm giao dịch tại tất cả các xã, phường, giúp người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi nhanh chóng, thuận tiện.

Tập trung hoàn thiện hạ tầng Khu công nghiệp Hòa Hội

(BĐ) - Đây là yêu cầu của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tự Công Hoàng đối với chủ đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp (KCN) Hòa Hội, tại thông báo ý kiến kết luận sau buổi họp nghe báo cáo tình hình triển khai Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Hòa Hội.
null