Chư Pưh đồng hành cùng phụ nữ nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Không chỉ tuyên truyền, vận động, giúp chị em thay đổi nếp nghĩ, cách làm, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) còn luôn đồng hành, tạo điều kiện để hội viên phát triển kinh tế gia đình, nâng cao thu nhập.
Thực hiện chương trình "Đồng hành cùng phụ nữ nghèo", đến nay Hội Liên hiệp phụ nữ huyện đã vận động được trên 80 triệu đồng để nhân rộng 7 mô hình “3 biết, 2 hỗ trợ", mô hình bò, dê xoay vòng đã hỗ trợ trao sinh kế cho 13 hội viên phụ nữ nghèo phát triển kinh tế. Đồng thời, phối hợp với Ngân hàng nông nghiệp-Chi nhánh huyện Chư Pưh thẩm định và giải ngân cho 123 phụ nữ để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, khởi sự khởi nghiệp với tổng số tiền hơn 8 tỷ đồng. Các cơ sở Hội duy trì và xây dựng tốt quỹ xoay vòng, với tổng số quỹ trên 600 triệu đồng, giúp cho 339 chị vay không tính lãi.
Bà Mai Thị Thanh Hằng-Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Chư Pưh-cho biết: “Ngoài việc giúp đỡ chị em tiếp cận các nguồn vốn từ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT-Chi nhánh huyện Chư Pưh để xây dựng chuồng trại, mua bò, dê tạo sinh kế bền vững; xây dựng các mô hình sinh kế, chỉnh trang nhà ở, hỗ trợ xây mái ấm tình thương..., Hội cũng đã phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên và Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện tổ chức đào tạo nghề cho hội viên như: nấu ăn, trồng trọt..., từ đó giúp chị em từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững". 
Cán bộ Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Chư Pưh hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cây trồng cho hội viên.
Cán bộ Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Chư Pưh hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cây trồng cho hội viên.
1.Năm 2021, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Chư Pưh phối hợp với các Mạnh Thường Quân hỗ trợ gia đình chị Lê Thị Lý (xã Ia Hrú) với số tiền gần 300 triệu đồng để làm nhà ở, góp phần ổn định cuộc sống.
Năm 2021, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Chư Pưh phối hợp với các Mạnh Thường Quân hỗ trợ gia đình chị Lê Thị Lý (xã Ia Hrú) với số tiền gần 300 triệu đồng để làm nhà ở, góp phần ổn định cuộc sống.
5.Các nội dung tuyên truyền xây dựng nông thôn mới được Hội Liên hiệp phụ nữ thị trấn Nhơn Hòa cụ thể hóa và lồng ghép trong các buổi sinh hoạt.
Các nội dung tuyên truyền xây dựng nông thôn mới được Hội Liên hiệp phụ nữ thị trấn Nhơn Hòa cụ thể hóa và lồng ghép trong các buổi sinh hoạt.
Chị Kpă Hmưng (thị trấn Nhơn Hòa) chia sẻ: Thời gian qua, gia đình chị đã được Hội Liên hiệp phụ nữ huyện hỗ trợ 1 con bò giống, hỗ trợ cho vay 20 triệu đồng từ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội để mua bò tạo sinh kế bền vững. Hiện gia đình chị đã thoát nghèo.
Chị Kpă Hmưng (thị trấn Nhơn Hòa) chia sẻ: Thời gian qua, gia đình chị đã được Hội Liên hiệp phụ nữ huyện hỗ trợ 1 con bò giống, hỗ trợ cho vay 20 triệu đồng từ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội để mua bò tạo sinh kế bền vững. Hiện gia đình chị đã thoát nghèo.
Nhờ sự hỗ trợ của Hội Liên hiệp phụ nữ huyện, đến nay, nhiều hội viên đã làm chủ mô hình kinh tế cho thu nhập gần 100 triệu đồng/năm.
Nhờ sự hỗ trợ của Hội Liên hiệp phụ nữ huyện, đến nay, nhiều hội viên đã làm chủ mô hình kinh tế cho thu nhập gần 100 triệu đồng/năm.
8. Các cấp Hội Phụ nữ huyện Chư Pưh thường xuyên tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho hội viên, phụ nữ thông qua việc tổ chức các hoạt động dọn vệ sinh đường làng ngõ xóm.
Các cấp Hội Phụ nữ huyện Chư Pưh thường xuyên tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho hội viên, phụ nữ thông qua việc tổ chức các hoạt động dọn vệ sinh đường làng ngõ xóm.
ĐỨC THỤY (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Tội ác trong một mái ấm

Tội ác trong một mái ấm

Trong khi công tác bảo trợ trẻ mồ côi cũng như các chương trình chăm sóc bảo vệ trẻ em ở TP.HCM ngày càng được xã hội quan tâm và hầu hết mái ấm tình thương đều đóng góp tích cực vào hoạt động ý nghĩa này, thì vẫn có nơi đã, đang diễn ra những hành vi vô nhân tính.
Dưới lớp tro tàn Tân Lập

Dưới lớp tro tàn Tân Lập

(GLO)- Những phát hiện mới về Tân Lập gần đây cho phép khẳng định nơi này từng là một làng quê trù phú của người Việt. Hành động bức tử, xóa sổ Tân Lập (nay thuộc xã Đăk Hlơ, huyện Kbang) của giặc Pháp hồi tháng 3-1947 chỉ có tác dụng nhất thời. 
Mưu sinh đầu mùa nước nổi

Mưu sinh đầu mùa nước nổi

Dân miền Tây có câu tháng Bảy nước nhảy khỏi bờ. Đó là tháng Bảy âm lịch, thời điểm nước tràn đồng trên miệt đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu. Một mùa đánh bắt cá của bà con cũng khởi phát, kéo dài suốt mấy tháng.
Hoài niệm ở chốn Kinh kỳ

Hoài niệm ở chốn Kinh kỳ

Bên cạnh cư dân người Việt có quê gốc tại chỗ, một số đông dân cư ngụ ở Phố Hiến là từ các địa phương khác về làm ăn sinh sống. Có một sự quần tụ nơi "đất lành".
Tiếng vọng đại ngàn

Tiếng vọng đại ngàn

Tháng 8 về, Buôn Đôn trong veo những mảng màu. Rừng xanh ầm tiếng tù và. Bên dòng sông chảy ngược Sêrêpốk, nơi các dũng sĩ săn voi (gru) trứ danh từng chinh phạt mãnh tượng, hồng hoang thương nhớ những cuộc đời huyền thoại...
Nghề làm đẹp cho… người chết!

Nghề làm đẹp cho… người chết!

Người sống cần làm đẹp đã đành, mà người đã khuất cũng có luôn? Tất nhiên, nhu cầu đó của người đã khuất, đa phần xuất phát từ người thân của họ, những người còn đang sống. Ai cũng hiểu, lúc sống thế nào thì thôi, nhưng đã về bên kia thế giới, thì còn gì nữa đâu?
Lang thang “chợ âm phủ” trên phố núi

Lang thang “chợ âm phủ” trên phố núi

Mặt trời ngả xuống núi, phố nhỏ lên đèn, êm đềm chìm trong làn sương trắng mong manh. Những gánh hàng rong kẽo kẹt ghì chặt từng đôi vai gầy. Các chị, các mẹ bắt đầu xuống “chợ âm phủ”, đem theo vận may một đêm chạy hàng.