Chư Pah: Ưu tiên vốn cho sản xuất nông nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT (Agribank) Chư Pah đã và đang hướng đến mục tiêu lâu dài là hỗ trợ nông dân đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững, nâng cao giá trị sản phẩm tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của địa phương.

Nông dân trong tỉnh đang được tạo điều kiện vay vốn để tái canh cà phê. Ảnh: ĐỨC THỤY
Nông dân trong tỉnh đang được tạo điều kiện vay vốn để tái canh cà phê. Ảnh: ĐỨC THỤY

Những năm qua, Chư Pah là một trong số các địa phương của tỉnh phát triển mạnh vùng chuyên canh cây công nghiệp dài ngày, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nông hộ cũng như góp phần nâng cao giá trị sản xuất của ngành Nông nghiệp. Song song với việc mở rộng diện tích, Chư Pah giữ vững định hướng đa dạng hóa sản phẩm gắn kết với thị trường tiêu thụ, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, đồng thời tranh thủ các nguồn lực tài chính để đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Là một kênh vốn chủ yếu của “tam nông” trên địa bàn, Agribank Chư Pah xác định, hoạt động tín dụng luôn bám sát mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, đồng hành hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất kinh doanh theo tinh thần Nghị định số 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Với đặc thù tỷ trọng kinh tế nông nghiệp của huyện chiếm tới 42% (2015), gần như các khoản đầu tư tín dụng ngắn hạn-dài hạn của Agribank Chư Pah đều tập trung cho hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng nông hộ và doanh nghiệp. Tổng dư nợ cuối tháng 10-2016 đạt hơn 500 tỷ đồng với 4.652 khách hàng; trong đó, dư nợ ngắn hạn chiếm tới 429 tỷ đồng, dư nợ trung hạn gần 80 tỷ đồng. Đáng chú ý, dư nợ cho vay hộ sản xuất trên địa bàn của Agribank Chư Pah hiện giữ tỷ trọng cao nhất với 424,8 tỷ đồng/500 tỷ đồng tổng dư nợ. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển của hệ thống Agribank khi dịch chuyển đầu tư cho thị trường nông nghiệp, nông thôn và ưu tiên vốn cho nông hộ. Có vốn tín dụng của Agribank, cộng với sự hỗ trợ của các chương trình, dự án nông-lâm nghiệp, nhiều nông hộ trên địa bàn huyện đã mở rộng diện tích canh tác, nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, hình thành trang trại theo mô hình tổng hợp, đầu tư nuôi bò, dê, gia cầm, ong lấy mật...

 

Hệ thống Agribank đang dịch chuyển đầu tư cho thị trường nông nghiệp, nông thôn (Ảnh minh họa)
Hệ thống Agribank đang dịch chuyển đầu tư cho thị trường nông nghiệp, nông thôn (Ảnh minh họa)

Hiện nay, huyện Chư Pah đang triển khai thực hiện chương trình tái canh cà phê giai đoạn 2016-2020 với diện tích được phê duyệt 1.950 ha. Là nhà đầu tư vốn tín dụng, Agribank Chư Pah đương nhiên không thể đứng ngoài cuộc. Theo ông Trần Văn Đến-Giám đốc Chi nhánh Agribank Chư Pah, mặc dù vốn ưu đãi cho chương trình tái canh cà phê luôn sẵn sàng nhưng đa phần hộ vay đều đã thế chấp giấy tờ bảo đảm vay vốn tại ngân hàng trước đó. Mặt khác, chính những điều khoản về quy trình kỹ thuật tái canh như luân canh, cải tạo đất ít nhất 2 năm sau khi nhổ bỏ cà phê; yêu cầu phân tích tuyến trùng, nấm bệnh gây hại để xác định thời gian luân canh... vô hình trung trở thành rào cản đối với người dân. Đồng thời, phía ngân hàng không có cơ sở giải ngân vốn cho hộ vay đã đăng ký theo kế hoạch.

Bước vào giai đoạn nước rút cuối năm 2016, Agribank Chư Pah đang tích cực đẩy mạnh thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh quan trọng, phấn đấu huy động vốn đạt 280 tỷ đồng, tăng  25% so với năm 2015; dư nợ đạt 540 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2015. Đặc biệt, tỷ lệ nợ xấu dưới 1%/tổng dư nợ; doanh thu dịch vụ đạt 1,665 tỷ đồng, tăng 30% so với năm 2015.

Sơn Ca

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

(GLO)- Lần đầu tiên chủ trương xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp (CCN) được thực hiện ở Gia Lai. Đây là một trong những điểm nhấn nổi bật để từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng các CCN trên địa bàn, từ đó đẩy mạnh thu hút đầu tư nhằm đa dạng hóa sản phẩm công nghiệp của địa phương.

Người dân đến làm thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính công của UBND TP. Pleiku. Ảnh Hà Duy

Công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

(GLO)- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai Trương Hải Long vừa ký ban hành Quyết định số 164/QĐ-UBND công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh.
“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

(GLO)- Hàng loạt hoạt động hỗ trợ được tỉnh Gia Lai triển khai thời gian qua đã tiếp thêm niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh. Đi kèm với đó, số doanh nghiệp thành lập mới cũng như hoạt động trở lại ngày càng nhiều.
Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.