Chủ động phương án phòng cháy, chữa cháy rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trước tình hình nắng nóng đang diễn ra gay gắt, huyện Ia Pa đã triển khai quyết liệt các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng.

 Lực lượng thường trực PCCC rừng tuần tra cảnh gác lửa rừng. Ảnh: T.Đ
Lực lượng thường trực PCCC rừng tuần tra cảnh gác lửa rừng. Ảnh: T.Đ


Toàn huyện Ia Pa hiện có hơn 63.652 ha đất lâm nghiệp, trong đó gần 49.000 ha đất có rừng. Vào mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 hàng năm), khí hậu trên địa bàn huyện Ia Pa rất khắc nghiệt, nắng nóng gay gắt kéo dài cùng với một số yếu tố khác như tập quán sản xuất, sinh sống dựa vào rừng của đa số đồng bào Jrai tại chỗ nên nhiều khu rừng trong huyện có nguy cơ cháy cao. Để chủ động công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) rừng, vào đầu mùa khô, UBND huyện đã ban hành các văn bản chỉ đạo các cấp, ngành tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp PCCC rừng; xây dựng phương án PCCC rừng cấp huyện và yêu cầu các đơn vị chủ rừng xây dựng phương án PCCC rừng.

Ông Hoàng Vĩnh Hương-Phó Chủ tịch UBND huyện Ia Pa cho hay, thực hiện phương châm “4 tại chỗ” , đảm bảo các điều kiện để xử lý kịp thời khi xảy ra cháy rừng, huyện đã củng cố và kiện toàn 11 Ban Chỉ huy PCCC rừng các cấp và 28 tổ quần chúng tham gia quản lý bảo vệ rừng và PCCC rừng từ huyện đến xã với tổng số 325 người. Huyện cũng đã tổ chức 6 đợt tuyên truyền về an toàn lửa rừng và bảo vệ rừng cho các gia đình, cá nhân sống gần rừng và ký cam kết an toàn lửa rừng với 400 người tham gia.

Ban Quản lý Rừng phòng hộ Chư Mố là đơn vị có diện tích rừng lớn của huyện Ia Pa. Ban được giao quản lý hơn 24.000 ha rừng tại các xã Chư Mố, Ia Kdăm (huyện Ia Pa) và xã Yang Nam (huyện Kông Chro). Để đảm bảo các điều kiện và nguồn lực triển khai tốt công tác PCCC rừng trong mùa khô năm nay, Ban Quản lý Rừng phòng hộ Chư Mố đã tích cực phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện Ia Pa và các xã có rừng thuộc đơn vị quản lý tăng cường công tác tuần tra kiểm soát địa bàn, xây dựng các hạng mục cần thiết như đường ranh cản lửa, tổ chức đốt thực bì có điều khiển ở những khu rừng có nguy cơ bị cháy cao; tuyên truyền, vận động người dân sinh sống gần rừng tích cực tham gia giữ rừng, xóa bỏ tập quán đốt rừng làm nương rẫy, sử dụng lửa hợp lý ở những nơi gần rừng, ký cam kết đảm bảo an toàn lửa rừng…

Ông Nay Ú-Trưởng ban Quản lý Rừng phòng hộ Chư Mố, cho hay: “Đặc thù rừng do Ban quản lý là rừng khộp nhiều, có nguy cơ bị cháy cao. Trước tình hình đó, căn cứ công văn của Chi cục Kiểm lâm tỉnh, hàng năm, Ban xây dựng chương trình phối hợp với các xã để tăng cường công tác phòng-chống cháy rừng; thành lập Ban Chỉ huy PCCC rừng trực 24/24 giờ…”.

Gần một tháng qua, tiết trời nắng nóng gay gắt, nhiệt độ luôn từ 35oC đến 37oC, những cánh rừng trên địa bàn huyện Ia Pa đã khô rốp và có thể bắt lửa bất cứ lúc nào. Vì thế, Hạt Kiểm lâm huyện luôn thường trực lực lượng phối hợp với các đơn vị chủ rừng, UBND xã và các đơn vị liên quan duy trì chế độ “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương”, thực hiện trực 24/24 giờ tại các khu vực có nguy cơ cháy cao. Ông Trần Tất Đắc-Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Ia Pa, cho biết: “Để chủ động triển khai công tác phòng-chống cháy rừng, Hạt Kiểm lâm huyện và Ban Chỉ huy Phòng-chống cháy rừng của huyện cùng các chủ rừng, các xã thực hiện nghiêm túc công tác này. Mùa khô năm nay, với phương châm “4 tại chỗ”, Hạt cùng với các đơn vị tiến hành kiểm tra công tác PCCC rừng tại Ban Quản lý Rừng phòng hộ Chư Mố, Ban Quản lý Rừng phòng hộ Ayun Pa và UBND các xã. Hạt và các chủ rừng đã chủ động phương án để phát hiện và xử lý kịp thời các đám cháy nếu xảy ra, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại khi xảy ra cháy rừng”.

 Trần Đức

Có thể bạn quan tâm

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

(GLO)- Sau khi hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai và Bình Định thành tỉnh Gia Lai (mới), các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đặt kỳ vọng điều này sẽ mở ra cơ hội phát triển, giúp doanh nghiệp đổi mới hoạt động sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Phương pháp rang thủ công sẽ giữ lại vị ngọt, bùi và vị ngậy đặc trưng mà không loại hạt điều công nghiệp nào sánh bằng. Ảnh: Vũ Thảo

Giữ lại tinh túy trong từng hạt điều sẻ

(GLO)- Sản xuất theo phương pháp rang củi thủ công truyền thống, đa dạng hóa sản phẩm với nhiều hương vị mới lạ, một nhà sản xuất ở Gia Lai đang nuôi ước mơ đưa hạt điều địa phương với hương vị đặc trưng vươn xa.

Hợp tác xã bắt nhịp thời đại số

Hợp tác xã bắt nhịp thời đại số

(GLO)- Trong bối cảnh chuyển đổi số lan tỏa mạnh mẽ đến từng ngõ ngách đời sống, các HTX tại Gia Lai đang cho thấy sự năng động, nhạy bén khi mạnh dạn “lên sàn”, “lên sóng” để giới thiệu và bán sản phẩm qua các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, TikTok Shop, livestream Facebook.

Chị Rcom H’Sra ( bìa trái, buôn Rưng Ma Nin) làm thủ tục vay vốn tại điểm giao dịch xã Ia Rbol. Ảnh: Vũ Chi

Hiệu quả của điểm giao dịch xã trong hoạt động tín dụng chính sách ở Ayun Pa

(GLO)- Với phương châm “Phục vụ tại nhà, thu nợ, giải ngân tại xã”, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng mạng lưới điểm giao dịch tại tất cả các xã, phường, giúp người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi nhanh chóng, thuận tiện.

Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng chính sách

Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng chính sách

(GLO)-Trong 6 tháng đầu năm 2025, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Gia Lai đã đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất và đời sống của người dân trên địa bàn. Xung quanh vấn đề này, P.V Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn ông Lê Văn Chí-Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh.

null