Chủ động bảo vệ mình trước cuộc gọi rác

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hiện nay, điện thoại di động không chỉ là giải pháp công nghệ mà còn là vật bất ly thân đối với nhiều người vì tính chất, đặc thù công việc. Song, trước các cuộc gọi rác, tin nhắn rác và rủi ro tiềm ẩn từ cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, người dùng cần chủ động bảo vệ mình.

Ám ảnh bởi cuộc gọi rác làm phiền nên chỉ cần thấy số điện thoại gọi đến với đầu số từ 024, 022, 028, 029, 058, 059... là chị Hồ Thanh Trúc (tổ 1, phường Yên Thế, TP. Pleiku) lập tức bấm từ chối, đưa vào danh sách chặn cuộc gọi. Mặc dù danh sách chặn ngày một dài nhưng cuộc gọi rác vẫn không hề giảm. “Có những thời điểm công việc nhiều áp lực, cần phải tập trung xử lý mà bị cuộc gọi rác làm phiền khiến tôi rất khó chịu, thậm chí có định kiến với những đầu số lạ”-chị Trúc chia sẻ.

Tương tự, ông Nguyễn Văn Nghị (tổ 1, phường Hội Phú, TP. Pleiku) cho biết: “Mặc dù chủ động đề phòng các đầu số lạ được cảnh báo nhưng vẫn có cuộc gọi từ các đầu số phổ thông nêu rõ họ tên, năm sinh, địa chỉ của mình rồi mời chào mua tour du lịch, đầu tư chứng khoán, trúng thưởng, thông báo nộp phạt này kia khiến tôi rất băn khoăn về vấn đề bảo mật thông tin cá nhân. Nếu mình không tỉnh táo thì rất dễ bị dẫn dắt sụp bẫy lừa đảo”.

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, các thông tin cá nhân quan trọng của người dùng đều liên quan đến số điện thoại di động, đồng bộ kết nối với các nền tảng, ứng dụng có liên quan như thuế, ngân hàng, bảo hiểm xã hội, VneID, điện lực... Đây cũng là mục tiêu, đích ngắm của các cuộc gọi rác, cuộc gọi lừa đảo.

Mới đây nhất, Cục Thuế tỉnh khuyến cáo, mọi văn bản liên quan đến chính sách thuế, thủ tục hành chính thuế đều được đăng tải công khai trên trang thông tin điện tử của ngành hoặc các trang mạng xã hội của đơn vị. Tất cả ứng dụng của ngành cung cấp đều miễn phí, người dân và doanh nghiệp cần lưu ý phải tải ở các đường dẫn do Tổng cục Thuế cung cấp. Để bảo vệ người dùng, các ngân hàng thương mại cũng đã cảnh báo khách hàng về các thủ đoạn lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua điện thoại di động, tin nhắn gửi kèm đường link ngụy trang để đánh cắp thông tin cá nhân quan trọng, chiếm quyền kiểm soát tài khoản cá nhân để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

Những rủi ro từ cuộc gọi rác, tin nhắn rác đến nguy cơ hiện hữu các cuộc gọi lừa đảo vẫn là nỗi lo lắng, băn khoăn của người dùng mạng di động. Để bảo vệ mình, ngoài việc nêu cao tinh thần cảnh giác, một số người dùng mạng chọn giải pháp cài đặt các ứng dụng chặn tin nhắn và cuộc gọi spam trên điện thoại như Truecaller, Key Messages, AntiNuisance, Block Calls&Block SMS... Hoặc chọn giải pháp thủ công đơn giản như từ chối nhận cuộc gọi và thẳng tay chặn số máy lạ có dấu hiệu lừa đảo.

Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đưa ra lời khuyên đối với người dùng di động khi nhận được cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo cần bình tĩnh, phản ánh tới đầu số 156 bằng cách gửi tin nhắn (miễn phí) hoặc gọi điện thoại (miễn phí) để cung cấp thông tin. Từ đó, nhà mạng có biện pháp sàng lọc, xác thực lại thông tin thuê bao, có biện pháp xử lý vi phạm kịp thời. Hiện Bộ Thông tin và Truyền thông đang tiếp tục triển khai các biện pháp nhằm chấn chỉnh, xử lý sim rác, cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, phối hợp với các cơ quan chức năng phát hiện và xử lý tổ chức, cá nhân sử dụng sim điện thoại thực hiện hành vi vi phạm gây ảnh hưởng xấu đến xã hội.

Có thể bạn quan tâm

Ẩn họa từ việc trẻ em làm pháo tự chế

Ẩn họa từ việc trẻ em làm pháo tự chế

(GLO)- Thời gian gần đây, các địa phương trong cả nước liên tiếp xảy ra nhiều vụ tai nạn thương tâm liên quan đến việc trẻ em lên mạng xã hội tìm hiểu, đặt mua hóa chất rồi về làm pháo tự chế. Hiểm họa về pháo tự chế luôn hiện hữu một khi thiếu sự quản lý, giám sát từ cha mẹ.

Đak Đoa: Đăng ký định danh xe trực tuyến, người đàn ông bị kẻ giả danh công an lừa 144,4 triệu đồng

Đak Đoa: Đăng ký định danh xe trực tuyến, người đàn ông bị kẻ giả danh công an lừa 144,4 triệu đồng

(GLO)- Công an huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) vừa tiếp nhận đơn trình báo của anh A. (SN 1985, trú tại xã Ia Băng, huyện Đak Đoa) về việc bị đối tượng giả danh công an gọi điện thoại yêu cầu đăng ký định danh xe tải và lừa đảo chiếm đoạt với số tiền 144,4 triệu đồng.

Tham gia bán hàng qua mạng, 1 phụ nữ ở Đức Cơ bị chiếm đoạt hơn 1,9 tỷ đồng

Tham gia bán hàng qua mạng, 1 phụ nữ ở Đức Cơ bị chiếm đoạt hơn 1,9 tỷ đồng

(GLO)- Cơ quan Cảnh sát điều tra (Công an huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) vừa tiếp nhận đơn trình báo của chị Thúy (tên nạn nhân đã được thay đổi; trú tại huyện Đức Cơ) về việc bị đối tượng quen biết trên mạng xã hội lừa đảo, chiếm đoạt số tiền hơn 1,9 tỷ đồng.

Xuất hiện trang web giả mạo Trung tâm chăm sóc khách hàng của Tổng Công ty Điện lực miền Nam để lừa đảo

Xuất hiện trang web giả mạo Trung tâm chăm sóc khách hàng của Tổng Công ty Điện lực miền Nam để lừa đảo

(GLO)- Ngày 20-11, Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) thông tin, hiện trên mạng internet xuất hiện trang web giả mạo Trung tâm chăm sóc khách hàng của EVNSPC, có địa chỉ evnspccskh.com. EVNSPC khẳng định trang web evnspccskh.com là giả mạo để lừa đảo.

Người dân cần liên hệ các kênh thông tin chính thống của BHXH Việt Nam để phòng tránh lừa đảo. Ảnh nguồn baohiemxahoi.gov.vn

Cảnh báo yêu cầu cung cấp thông tin bảo hiểm y tế để lừa đảo

(GLO)- Theo Bảo hiểm Xã hội (BHXH) TP. Hà Nội, thời gian gần đây, đơn vị nhận được phản ánh của một số cơ sở giáo dục trên địa bàn về việc một số đối tượng mạo danh gửi giấy mời đến phụ huynh yêu cầu cung cấp các thông tin cá nhân để thay đổi, bổ sung thông tin thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VssID.