(GLO)- Nắng nóng kéo dài khiến vùng nguyên liệu mía của Công ty CP Nông nghiệp AgriS Gia Lai (AgriS Gia Lai) tại các huyện, thị xã khu vực phía Đông Nam tỉnh bị thiếu nước tưới. Để đảm bảo cho cây mía phát triển, AgriS Gia Lai đang triển khai nhiều giải pháp chống hạn.
Bản tin hôm nay có những thông tin sau: Gia Lai tìm giải pháp chống hạn cho cây trồng; Gia Lai đứng đầu khu vực Tây Nguyên về chỉ số SIPAS; Cháy nhà dân tại đường Hàn Mặc Tử; Binh đoàn 15 khen thưởng 29 tập thể và cá nhân; Ayun Pa: Khen thưởng 16 tập thể, cá nhân trong Tháng Thanh niên
(GLO)- Nắng nóng kéo dài khiến nhiều công trình thủy lợi, ao hồ, đập dâng, sông suối trên địa bàn tỉnh Gia Lai cạn nước. Tình trạng này khiến nhiều diện tích cây trồng, nhất là cây công nghiệp dài ngày đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vườn cây.
(GLO)- Ngày 5-4, tại huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai), Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Ia Grai khoá XVIII tổ chức hội nghị lần thứ 17 (mở rộng) nhằm đánh giá công tác quý I và triển khai nhiệm vụ quý II năm 2024.
(GLO)- Gia Lai đang bước vào giai đoạn cao điểm của mùa khô. Mực nước tại các sông suối, ao hồ, đập trên địa bàn tỉnh nói chung và huyện Chư Sê nói riêng giảm tương đối mạnh, nguy cơ xảy ra hạn vào cuối vụ rất lớn.
(GLO)- UBND huyện Ia Grai vừa có chỉ đạo các xã, thị trấn cùng cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường các giải pháp phòng-chống hạn trong mùa khô năm 2023-2024.
(GLO)- Tát nước là công việc quen thuộc của người làm nông ngày xưa. Ở quê tôi, cứ đến vụ lúa tháng 6 là cánh đồng thiếu nước, nhà nào cũng lo nạo vét, khơi mạch lỗ đìa ở góc ruộng, ngày đêm dùng gàu dây tát nước cho lúa.
Hàng chục ngày qua, nhiều người trồng lúa ở xã Buôn Chóah, H.Krông Nô (Đắk Nông) phải thức trắng đêm để chạy máy bơm nước vào ruộng, mặc dù kế bên là công trình thủy lợi chống hạn trị giá gần 200 tỉ đồng.
(GLO)- Theo kế hoạch, đến cuối năm 2021, Kbang (tỉnh Gia Lai) sẽ có thêm 6 xã, 7 làng đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) và huyện hoàn thành chương trình xây dựng NTM.
Nhiều năm qua, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết ở các tỉnh Tây Nguyên diễn biến phức tạp không theo quy luật, nhất là mùa khô hạn kéo dài và ngày càng khốc liệt.
Dù chưa vào giai đoạn đỉnh điểm của mùa khô, nhưng hiện nay, tại nhiều khu vực Tây Nguyên, người dân đang phải chống chọi với tình trạng khô hạn do nguồn nước ở các hệ thống ao, hồ, sông suối sụt giảm. Trong khi đó, mùa mưa năm nay được dự báo sẽ đến muộn, nguy cơ hạn hán trên diện rộng ngày càng hiện hữu.
(GLO)- Do thời tiết nắng kéo dài nên một số cánh đồng lúa ở huyện Đak Đoa, Mang Yang đã xuất hiện hạn cục bộ. Để hạn chế thiệt hại, các địa phương và người dân đang tập trung chống hạn cho cây lúa.
Trong cuộc họp chỉ đạo các ngành chức năng chống hạn ở các huyện phía Nam của tỉnh Lâm Đồng, ngày 12-2, ông Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, cho biết mùa khô năm nay đến sớm, hạn hán khốc liệt. Nhiệt độ trung bình trong ngày quá cao, hơn 34 độ C và đang có chiều hướng tăng khiến nhiều khu vực lòng hồ thủy điện bị thiếu hụt nước.
Hạn hán ở miền Trung - Tây Nguyên dự báo sẽ rất khốc liệt. Không chỉ nước để sản xuất mà nguồn nước sinh hoạt của người dân cũng có thể thiếu trầm trọng
(GLO)- Hơn 1 tuần qua, 13/15 trạm bơm điện của huyện Ia Pa, Gia Lai phải hoạt động cầm chừng vì thiếu nước. Hàng trăm héc ta lúa đang thời kỳ đẻ nhánh, làm đòng và chớm trổ bông đang héo úa từng ngày. Nguy cơ lúa vụ mùa bị giảm năng suất và mất trắng hiện hữu khiến nhiều nông dân đứng ngồi không yên.
(GLO)- Tác động của hiện tượng El Nino không chỉ làm giảm năng suất và chất lượng mía trong vụ ép 2018-2019 mà còn ảnh hưởng đến diện tích mía niên vụ 2019-2020. Để chia sẻ với những khó khăn của nông dân, Công ty TNHH một thành viên Thành Thành Công Gia Lai (TTC Gia Lai) đã triển khai nhiều chính sách và giải pháp chống hạn cho cây mía.
Mặc dù mới bước vào đợt tưới nước thứ 2 cho cà phê nhưng nông dân nhiều nơi ở Gia Lai đang phải đối mặt với tình trạng khô hạn, thiếu nước nghiêm trọng.
(GLO)- Vụ Đông Xuân 2018-2019, nước ở các hồ chứa trên địa bàn tỉnh đạt thấp so với trung bình nhiều năm. Do đó, ngành Nông nghiệp và PTNT cùng các địa phương trong tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp để chủ động ứng phó với khả năng hạn hán, thiếu nước tưới cuối vụ.
(GLO)-Huyện Chư Prông là một trong những địa phương thường xảy ra hạn hán. Dù năm nay, thời tiết có mưa nhiều hơn, thế nhưng ngay từ đầu vụ Đông xuân, huyện Chư Prông đã chủ động triển khai nhiều biện pháp để chủ động phòng, chống hạn cho cây trồng. Đến nay, nông dân đã đảm bảo nguồn nước tưới, đảm bảo năng suất cho cây trồng.
(GLO)- Vụ Đông Xuân 2017-2018, bà con nhân dân xã Ia Pnôn (huyện Đức Cơ) gieo trồng được 10 ha lúa nước tại cánh đồng Ia Sấp. Hiện nay, cây lúa bắt đầu vào thời kỳ làm đòng. Tuy nhiên, toàn bộ diện tích lúa nói trên đang đứng trước nguy cơ thiếu nước vào cuối vụ do hạn hán.
(GLO)- Để hướng đến vụ sản xuất Đông Xuân 2017-2018 nhiều thắng lợi, ngành nông nghiệp huyện Chư Sê đã và đang tập trung nhiều giải pháp nhằm giúp người dân đẩy mạnh sản xuất.
(GLO)- Theo dự báo của các ngành chuyên môn, trong thời gian tới, hiện tượng El Nino sẽ tiếp tục kéo dài, nguy cơ nắng hạn có khả năng xảy ra trên diện rộng. Do đó, ngành nông nghiệp huyện Kbang đã và đang triển khai nhiều giải pháp để ứng phó với khô hạn có thể xảy ra trên vụ Đông Xuân 2016-2017, nhằm tăng năng suất, sản lượng cây trồng và hạn chế thấp nhất thiệt hại do nắng hạn gây ra.