Tát nước gàu dây

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tát nước là công việc quen thuộc của người làm nông ngày xưa. Ở quê tôi, cứ đến vụ lúa tháng 6 là cánh đồng thiếu nước, nhà nào cũng lo nạo vét, khơi mạch lỗ đìa ở góc ruộng, ngày đêm dùng gàu dây tát nước cho lúa.
Gàu đan bằng tre, có hình dáng hao hao đầu cá tràu mà đáy gàu là miệng cá. Vành gàu là thanh tre, bản to hơn vành nong, hai bên hông và đáy gàu được nẹp bằng khung tre, tất cả đều được dùi lỗ nức mây vào thân gàu rất chắc chắn. Trên vành gàu có cái thang bắc qua vừa để cố định miệng gàu vừa để cột dây. Dùng cám hoặc phân bò trộn với dầu rái trét cho kín, chống chảy nước và mối mọt. Một chiếc gàu tốt là phải chắc, đẹp, khi tát phải nhẹ và êm.
Dây gàu thường làm bằng lạt tre, để khi tát có sức bật mạnh, đưa gàu cho nhẹ. Chặt cây tre, chẻ ra nhiều sợi lạt dài, mỏng, bỏ ruột giữ cật, chuốt nhẵn, nhúng nước “dún” cho mềm, xoắn lại thành dây. Một chiếc gàu có 4 dây, 2 dây miệng và 2 dây đáy cột ở hai phía đối xứng nhau. Chặt lóng trảy to vừa lòng nắm tay, dài bằng chiều ngang bàn tay, xỏ 4 đầu dây vào làm tay gàu, cầm tát cho êm.
Tát nước gàu dây phải có 2 người ở hai phía đối diện nhau, khoảng cách phụ thuộc vào chiều rộng của cái sòng, thế đứng hơi nghiêng về sau. Mỗi người cầm một dây miệng và một dây đáy. Dây miệng ngắn hơn dây đáy một cẳng tay, vì vậy, nếu tay trái cầm dây miệng thì chân trái tiến lên một bước, chân sau hơi choãi ra trụ cho vững. Khi tát, các động tác tay phối hợp với chân, lưng, bụng nhịp nhàng và đòi hỏi hai người phải ăn khớp với nhau.
Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang
Một chu kỳ tát nước bắt đầu bằng việc tung bốn dây ra, khi miệng gàu vừa tiếp xúc mặt nước thì nhấc dây đáy hơi cao hơn, cùng lúc hất nhẹ dây miệng một cái thật nhanh là nước đầy gàu. Tiếp đến, 2 người hơi ngửa phía sau, lập tức 2 dây miệng căng ra, theo đà, gàu vọt nhanh từ dưới lỗ lên sòng, khi vừa tầm, hếch dây đáy một chút, nước tuôn ào xuống. Đường đi của gàu vẽ thành hình hạt xoài, hết vòng này đến vòng khác, liên tục để tạo đà. Tát nước dùng đà chứ không dùng sức, dây lúc căng, lúc chùng theo nhịp của đôi tay.
Làm nông rất vất vả nhưng thường thì làm nghề nào yêu nghề đó. Mùa nắng hạn, trên đồng lúc nào cũng có nhiều người tát nước, đông nhất là thời điểm chiều mát, đêm trăng và sáng sớm. Tiếng nước chen với tiếng cười nói rộn ràng.
Có những cặp tát nước không biết mệt, ấy là khi họ phối hợp nhịp nhàng, các động tác thực hiện một cách nhuần nhuyễn. Những đôi nam nữ đang có tình ý với nhau, tát nước còn phải sao cho thật đẹp. Nhìn từ xa, trông họ như đang múa, đôi tay điều khiển 4 dây và chiếc gàu lượn vòng uyển chuyển, nước bung ra trắng xóa như hoa mận. Thường thì qua mùa tát nước, họ nên vợ nên chồng.
Gàu dây và tát nước gàu dây dùng để chống hạn. Không chỉ thế, tự thân nó còn toát lên vẻ đẹp của sự cân xứng, hài hòa. Người làm ra một chiếc gàu tốt là một nghệ nhân thực thụ, còn người tát nước như là nghệ sĩ trên đồng ruộng. Mùa tát nước là mùa của gắn kết, yêu thương trong cuộc sống lao động của người nông dân.
PHAN VĂN THIÊN

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

(GLO)- Không chỉ là một lời nói về tình yêu, "Ngàn sau" của tác giả Đào An Duyên còn là một tác phẩm thơ triết lý, khẳng định sự bất tử, trường tồn của những xúc cảm chân thật qua biến động của thiên nhiên và cuộc sống.

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

(GLO)- Pleiku hiện lên trong bài thơ của tác giả Phạm Đức Long như một vùng đất đầy bí ẩn, vừa thực vừa ảo, vừa hùng vĩ vừa mộng mơ. Những câu từ mang đến cho người đọc cảm giác như đang lạc vào không gian trữ tình, đầy sức sống, thôi thúc họ khám phá và trải nghiệm.

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

(GLO)- Khi tôi và nhà thơ Hương Đình “mở tiệc” chia tay Đỗ Tiến Thụy ra Hà Nội học Trường Viết văn Nguyễn Du thì anh là Thượng úy, công tác tại Sư đoàn 10 (Quân đoàn 3). Ấy là năm 2002. Tháng 11 năm nay, khi trở “về nhà”, anh đã mang hàm Đại tá, Trưởng ban Văn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

(GLO)- Ngày 16-12, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định Phê duyệt kết quả cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu” thuộc dự án Phong trào nông dân Tây Sơn trên đất Gia Lai (Tây Sơn Thượng đạo).

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.