Choáng với kho đồ hàng trăm ngàn cổ vật của một người gốc Hà Nội sống ở Sài Gòn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Khởi đầu với hai bàn tay trắng, trải qua bao thăng trầm của cuộc đời, đến nay anh Đinh Công Tường (quận 12, TP. Hồ Chí Minh) nổi tiếng trong giới chơi đồ cổ ở Sài Gòn khi sở hữu số lượng lên đến hàng trăm ngàn cổ vật.

Cổ vật của anh Tường rất đa dạng và nhiều chủng loại, không giống như những nhà sưu tầm khác là chỉ chuyên về một loại hay một dòng nào đó - Ảnh: DUYÊN PHAN
Cổ vật của anh Tường rất đa dạng và nhiều chủng loại, không giống như những nhà sưu tầm khác là chỉ chuyên về một loại hay một dòng nào đó. Ảnh: DUYÊN PHAN


Là người gốc Hà Nội, sau khi theo gia đình vào Sài Gòn, anh Tường kể rằng anh từng chật vật sống bằng những việc như đi bán báo, thu gom rác, làm bồi bàn, bán đồng hồ ở chợ trời... để kiếm ăn qua ngày.

Một thời gian sau anh đi trồng và chăm sóc cây cảnh, từ nguồn vốn ít ỏi, anh Tường bắt đầu mở rộng quy mô trồng và chăm sóc cây cảnh, cung cấp cây cảnh cho nhà hàng, biệt thự và cả những resort sang trọng, cuộc đời anh bước sang trang mới.

Sau này làm ăn khấm khá hơn, anh Tường lập công ty chuyên buôn bán dây cáp, băng chuyền với bạn bè. Năm 24 tuổi, có trong tay một khoản tiền kha khá, anh bắt đầu đi khắp các vùng quê Việt Nam tìm mua gốm sứ cổ để thỏa mơ ước yêu thích món đồ này.

Theo anh Tường, muốn sưu tầm đồ cổ phải có cái duyên, không phải cứ có tiền muốn mua gì cũng được. Với tính cách phóng khoáng, vui vẻ, dễ gần, anh được nhiều người quý mến, chính vì vậy nên nhiều khi vô tình “vớ” được những món hàng cổ, độc và hiếm ít ai có được.

Anh Tường vinh dự được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam trao tặng ba Kỷ lục Việt Nam:

- Người sở hữu bộ sưu tập lộc bình xưa có số lượng nhiều nhất Việt Nam với hơn 5.000 chiếc (năm 2014).

- Người sở hữu bộ sưu tập đĩa cổ xưa có số lượng nhiều nhất Việt Nam (năm 2015).

- Người sở hữu bộ sưu tập bát (tô) cổ số lượng nhiều nhất Việt Nam (năm 2016).

Ngoài ra, tổ chức Kỷ lục Đông Dương tại Việt Nam còn trao tặng anh bằng kỷ lục Đông Dương về bộ sưu tập “Gốm sứ xưa và nay nhiều nhất Đông Dương”.

Ngoài việc sưu tầm đồ cổ, anh Tường còn nổi tiếng với các công tác thiện nguyện.

Anh là một gương mặt quen thuộc trong những chuyến đi làm từ thiện không chỉ ở Việt Nam mà còn sang Lào và Campuchia. Vì xuất thân nghèo khó nên anh muốn chia sẻ một phần nào với những người kém may mắn hơn mình.

Dự định trong tương lai anh Tường sẽ mở một quán cà phê tại gia để cho những ai yêu thích đồ gốm có thể tận mắt chiêm ngưỡng chúng.

 

 Việc bảo quản những món đồ này mất khá nhiều thời gian và công sức - Ảnh: DUYÊN PHAN
Việc bảo quản những món đồ này mất khá nhiều thời gian và công sức. Ảnh: DUYÊN PHAN
Kho cổ vật với hàng trăm ngàn hiện vật quý hiếm - Ảnh: DUYÊN PHAN
Kho cổ vật với hàng trăm ngàn hiện vật quý hiếm. Ảnh: DUYÊN PHAN
Những món đồ gốm sứ được anh Tường để mọi ngóc ngách trong nhà - Ảnh: DUYÊN PHAN
Những món đồ gốm sứ được anh Tường để mọi ngóc ngách trong nhà. Ảnh: DUYÊN PHAN
Gốm thời nhà Đường và thời nhà Minh được anh lưu giữ cẩn thận - Ảnh: DUYÊN PHAN
Gốm thời nhà Đường và thời nhà Minh được anh lưu giữ cẩn thận. Ảnh: DUYÊN PHAN
Căn nhà mang đậm kiến trúc Huế, nơi trưng bày đa dạng các sản phẩm gốm sứ, hình ảnh, bằng khen của anh Tường - Ảnh: DUYÊN PHAN
Căn nhà mang đậm kiến trúc Huế, nơi trưng bày đa dạng các sản phẩm gốm sứ, hình ảnh, bằng khen của anh Tường. Ảnh: DUYÊN PHAN
Ngoài các cổ vật gốm sứ, anh còn sưu tập nhiều cổ vật bằng đồng, bạc, đá quý, gỗ hiếm... - Ảnh: DUYÊN PHAN
Ngoài các cổ vật gốm sứ, anh còn sưu tập nhiều cổ vật bằng đồng, bạc, đá quý, gỗ hiếm... Ảnh: DUYÊN PHAN
Trong các thú vui của con người thì có thể nói rằng thú sưu tầm đồ cổ là một trong những thú tiêu khiển tao nhã nhưng cũng không kém phần đắt đỏ - Ảnh: DUYÊN PHAN
Trong các thú vui của con người thì có thể nói rằng thú sưu tầm đồ cổ là một trong những thú tiêu khiển tao nhã nhưng cũng không kém phần đắt đỏ. Ảnh: DUYÊN PHAN
Trong nhà anh Tường, mọi ngóc ngách đều để dành cho những món đồ anh sưu tầm được - Ảnh: DUYÊN PHAN
Trong nhà anh Tường, mọi ngóc ngách đều để dành cho những món đồ anh sưu tầm được. Ảnh: DUYÊN PHAN
 Những món đồ độc đáo được anh trưng bày tại gia - Ảnh: DUYÊN PHAN
Những món đồ độc đáo được anh trưng bày tại gia. Ảnh: DUYÊN PHAN

Theo Duyên Phan (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

(GLO)- Tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Thủ đô Asunción (Cộng hòa Paraguay) vào ngày 4-12, UNESCO đã chính thức ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

(GLO)- Năm 1993, Sở Văn hóa-Thông tin (VH-TT) và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai đã ký kết chương trình phối hợp hành động với nhiều hoạt động thiết thực, trong đó có mô hình “Điểm sáng văn hóa vùng biên”.

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.

Tiết mục hát dân ca của em Đinh Doanh và đoàn nghệ nhân xã Pờ Tó trong chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tại huyện Ia Pa. Ảnh: V.C

Cồng chiêng cuối tuần trở lại Ia Pa

(GLO)- Tối 17-11, chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tiếp tục được tổ chức tại huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. Chương trình mang đến nhiều tiết mục đặc sắc làm nức lòng người dân và du khách.

Giá trị của liên hoan

Giá trị của liên hoan

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 tổ chức tại TP Cần Thơ vừa khép lại. Bên cạnh những hồ hởi, vui vẻ, nhiều nỗi niềm của sân khấu cải lương truyền thống cũng đã bộc lộ trong mùa liên hoan năm nay.

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

(GLO)- Sau khi hoàn tất việc cắt lúa, ông Chánh thư thái ngồi trò chuyện cùng chúng tôi bên ghè rượu. Phẩm chất nghệ sĩ của người nông dân với tư cách “công trình sư” một loạt công trình, mô hình ghi dấu bản sắc văn hóa tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) hiện diện trước mặt chúng tôi.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.