Chợ truyền thống: Sức mua èo uột

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Chỉ còn một tuần nữa là đến Tết, nhưng nhiều tiểu thương cho biết hàng hóa nhập về mới chỉ bán vơi được 1/3. Nỗi lo càng lớn hơn khi cận Tết mà lượng người mua vẫn chỉ rải rác, dù trước đó các tiểu thương cũng đã cân nhắc giảm lượng hàng dự trữ…

Trái ngược hoàn toàn với không khí mua sắm ở các cửa hàng, siêu thị, những ngày này không khí ở các chợ truyền thống khá buồn so với mọi năm. Hỏi về tình hình mua bán, đa số các tiểu thương đều chung câu trả lời là ế. Bà Diệu, tiểu thương ở Trung tâm Thương mại Pleiku cho biết: Mối hàng sỉ của bà chủ yếu là các điểm bán nhỏ lẻ ở chợ vùng ven thành phố. Từ đầu mùa kinh doanh bánh mứt tới giờ bà chỉ nhập một lượng hàng nhất định, nhưng tới 22 tháng Chạp rồi mà lượng bánh kẹo bán ra rất thấp, riêng mứt thì còn ê hề.

 

Tình hình tiêu thụ bánh mứt chậm khiến nhiều tiểu thương lo lắng. Ảnh: V.T
Tình hình tiêu thụ bánh mứt chậm khiến nhiều tiểu thương lo lắng. Ảnh: V.T

“Bán quanh năm ở đây, sỉ có lẻ có, phần nào ước được lượng khách, nhưng sức mua chậm thế này người bán ở chợ như ngồi trên đống lửa. Cảnh người mua chen lớp trong lớp ngoài, bán hàng không kịp ăn cơm chẳng còn nữa. Bán ở đây đâu ai dám trữ hàng nhiều, so ra lượng hàng phải giảm đến 40% so các năm”-bà Diệu vừa nói, vừa chỉ tay sang những quầy hàng quanh đó để chứng minh.

Thật vậy, quầy hàng nào “xôm xôm” một tí thì có người ghé, những quầy nhỏ thì ế khách thấy rõ. “Mua bán 20 năm rồi nhưng năm nay tôi mới thấy sức mua chậm. Lượng hàng nhà tôi mới chỉ vơi được 1/3 thôi”-một tiểu thương bán cạnh đó nói trong sự lo lắng.

Ở những chợ nhỏ, chợ vùng ven, tình hình càng… thê thảm hơn. Bà Ban-một người bán ở chợ Trà Bá cho hay: “Hàng bánh mứt nhập về rất đa dạng mẫu mã, chủng loại phong phú, nhãn mác đầy đủ, giá bán khá mềm, nhưng khách đôi khi nhìn lướt qua rồi bỏ đi. Khách ở đây gần như là khách quen, nhưng năm nay người mua rất ít”.

Nếu trước đây 10 ngày cuối là “thời điểm vàng” của mùa kinh doanh Tết, thì nay các tiểu thương ở chợ chỉ dám xác định thành-bại vào 3 ngày cuối của tháng Chạp. “Năm ngoái, khi mới ra hàng bán cũng rất chậm, nhưng khoảng 1 tuần giáp Tết tình hình bắt đầu sôi động, thậm chí nhiều loại mứt “cháy hàng” luôn. Từ 27 trở đi, sức mua chậm lại và đến chiều 29 là chúng tôi đã sạch hàng, dọn dẹp nghỉ Tết. Còn năm nay, chắc ngược lại, từ 27 tháng Chạp trở đi mới hy vọng đông khách”-bà Tâm, một tiểu thương buôn bán lâu năm tại Trung tâm Thương mại Pleiku nhận định.

Theo ông Trần Văn Tư-Trưởng ban Quản lý Trung tâm Thương mại Pleiku: “Tâm lý mua sắm Tết bây giờ cũng khác, người ta không mua sớm, không mua nhiều nữa, thay vào đó là chọn mua một vài loại bánh mứt ngon để đãi khách. Trong khi đó, người dân lại hướng đến các kênh mua sắm hiện đại như siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi. Rõ ràng sức mua ở chợ truyền thống phải giảm sút, hay nói cách khác chợ ế là xu thế đương nhiên. Năm vừa rồi dù ế hơn mấy năm trước nhưng tiểu thương còn buôn bán nhộn nhịp chút, chứ Tết này đã cận ngày mà hàng hóa ê hề”.

Ông Tư cho biết thêm, tại đây có 14 quầy bán bánh kẹo, mứt Tết, chủ yếu là quầy sạp bán sỉ cho các huyện. Qua nắm tình hình, tiểu thương cũng đã cân nhắc giảm lượng hàng dự trữ đáng kể. Song, với sức mua yếu ớt như hiện nay, các hộ kinh doanh đang nhấp nhổm chờ đến ngày cuối, vì lúc đó người lao động mới nhận hết lương, thưởng, rồi dân ở các huyện mới đổ về phố mua sắm, may ra mới “chạy” hết hàng.

Vũ Thảo

Có thể bạn quan tâm

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương, các chủ đầu tư thực hiện các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024. Ảnh Hà Duy

Chủ đầu tư phải lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án, cụ thể từng tháng

(GLO)- Đó là một trong những yêu cầu tại Công văn số 2671/UBND-KTTH do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành nhằm đề nghị các sở, ban, ngành; các địa phương; các chủ đầu tư triển khai các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.