Chợ Hàn "bỏ bùa" khách Hàn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
Có một khu chợ ở Đà Nẵng mà có lẽ khách Hàn Quốc nào cũng phải đến và rút hầu bao. Khu chợ “bỏ bùa” du khách xứ sở Kim chi nằm ngay trung tâm thành phố, bên dòng Hàn giang, có tên cũng thật trùng hợp với nguồn du khách áp đảo: chợ Hàn.

Nhất định phải đến

Chợ Hàn hình thành từ hơn 80 năm trước, mang cái tên này đơn giản vì nằm cạnh sông Hàn. Đứng bên bờ sông, thấy xe du lịch nối đuôi nhau thả khách vào chợ. Ông Nguyễn Trung Thành, Trưởng ban quản lý chợ Hàn cho hay chợ đón khoảng 10.000 khách một ngày, trong đó 80% là khách Hàn Quốc.

Du khách Hàn Quốc lựa chọn mẫu mã để “may nóng” áo dài trong chợ Hàn. Ảnh: Thanh Hiền

Du khách Hàn Quốc lựa chọn mẫu mã để “may nóng” áo dài trong chợ Hàn. Ảnh: Thanh Hiền

Từ sáng sớm, những đoàn khách Hàn đã có mặt khắp các lối vào chợ trên đường Hùng Vương, Trần Phú, Bạch Đằng, Nguyễn Thái Học... Anh Kim Tea Joon (23 tuổi, Hàn Quốc) cùng bạn gái lần đầu tiên đến Đà Nẵng khoe với chúng tôi cuốn sổ tay sưu tầm những địa điểm phải tới ở thành phố này. Ngày đầu tiên, anh trải nghiệm đi cáp treo ở Bà Nà, chiều về tắm biển, tối đến xem cầu Rồng phun lửa. Ngày thứ hai, anh dành khoảng thời gian từ 9h sáng đến 13h để đi chợ Hàn. “Ở Hàn Quốc, khi nhắc đến Đà Nẵng mọi người đều nói tới chợ Hàn, tôi cũng đã xem nhiều review trên mạng xã hội và quyết định dành nhiều thời gian cho khu chợ này”, anh chia sẻ. Sau khi đi một vòng khu đặc sản ở tầng 1, tay anh lỉnh kỉnh xách theo mấy túi đồ, toàn những mặt hàng có thể để lâu, mang về làm quà. Kim Tea Joon cởi mở, rất vui vì mua được các sản phẩm từ xoài như kẹo, bánh, xoài sấy - món sở trường của người Hàn Quốc. Ngồi trên ghế đợi, cặp đôi xứ Kim chi bàn tính sẽ lên tầng 2 mua giày dép, sau đó xuống lại tầng 1 thưởng thức các món ngon của Đà Nẵng, trong đó có bánh tráng cuốn thịt heo. Thời gian còn lại, anh sẽ “hộ tống” bạn gái đi mua áo quần, vải vóc, đồ phụ kiện…

Chị Lee Seo Bin (27 tuổi) được người thân từng tới Đà Nẵng mách nước nhất định phải đi chợ Hàn. Khi xem clip trải nghiệm ở ngôi chợ này, chị náo nức được một lần đến đây và thỏa sức mua sắm. Taxi đưa chị đến cổng chợ phía đường Trần Phú, vừa xuống xe, những quầy hàng bán mũ, túi xách ngay mặt tiền chợ đập vào mắt. Chị bị những chiếc mũ, túi cói, đồ hand made “bỏ bùa” và phải rút ví gần 1 triệu đồng để mua cho bằng được. “Những sản phẩm này rất thời trang, dễ phối đồ, phù hợp với phong cách nhẹ nhàng của người Hàn Quốc nên tôi rất thích. Tôi đã mua thêm mũ vành tròn để về tặng mẹ và chị gái, chắc chắn họ sẽ rất hài lòng”, chị Lee Seo Bin phấn khích. Nhiều du khách Hàn Quốc lý giải họ thích chợ Hàn vì đây là chợ truyền thống, mang văn hóa địa phương, chợ cũng không lớn nhưng đáp ứng được những gì du khách cần mua trong chuyến du lịch, là áo quần, giày dép, thức ăn, hàng lưu niệm. Đặc biệt, mọi thứ đều tìm kiếm rất dễ.

10h sáng trở đi, những quầy hàng ở chợ Hàn không lúc nào vắng khách, tiểu thương tất bật bày soạn, đóng gói, tính tiền. Có quầy phải phụ thêm hai, ba người. Chị Tâm Thảo (hàng áo quần) thừa nhận quầy hàng của chị và hầu như tất cả tiểu thương chợ này sống được đều nhờ vào khách Hàn Quốc. Người Hàn Quốc rất thích làm đẹp nên các mặt hàng thời trang bán rất chạy, nhất là các loại áo quần du lịch, mang đi dạo biển…

Ở chợ Hàn còn có một dịch vụ mà hiếm khu chợ nào có khiến những người khách chú trọng ngoại hình khó bỏ qua, là “may nóng” áo dài. Du khách chỉ cần chọn loại vải mình thích, sau đó đến dãy quầy may phía sau sẽ được đo, cắt, may tại chỗ. Đúng một tiếng sau sẽ trao tận tay bộ áo dài “mới ra lò”. Chị Ji-won (35 tuổi) cùng hai con gái đã chốt ngay 3 bộ áo dài màu hồng với giá từ 300 - 500 ngàn mỗi bộ. Chị không giấu được sự ngạc nhiên, thán phục vì việc may áo thần tốc mà vẫn rất đẹp, vừa vặn, giá cả lại rất phải chăng.

Học tiếng, bắt trend giữ khách

Hàn Quốc là nguồn khách áp đảo trong chợ Hàn. Ảnh: Thanh Hiền

Hàn Quốc là nguồn khách áp đảo trong chợ Hàn. Ảnh: Thanh Hiền

Vừa tiếp chuyện chúng tôi, vừa để mắt khi khách tới xem hàng, chị Thảo hết nói tiếng Anh lại chuyển sang tiếng Hàn chào hỏi khách. Những câu giao tiếp bình thường và từ ngữ liên quan đến mua bán, chị nói rất mượt. Chị chiêm nghiệm, ai tới một vùng đất khác mà người dân ở đó nói được tiếng nước mình thì đều vui lòng cả, huống hồ gì buôn bán. “Nếu chào khách bằng tiếng nước họ, họ sẽ rất ấn tượng, cởi mở và phóng khoáng hơn nhiều. Từ đó mua đồ cực kỳ “đã”, thậm chí còn bo thêm”, chị cười.

Cũng như chị Thảo, nhiều tiểu thương hiểu rõ đặc thù chợ du lịch thường xuyên đón khách quốc tế nên đã học thêm tiếng Hàn, Anh, Thái, Trung Quốc… để có thể tương tác được với các “thượng đế”. Bên quầy đặc sản, các tiểu thương cười tươi, nhiệt tình mời khách nước ngoài ăn thử bằng ngoại ngữ. Một khu chợ truyền thống nhưng rất hội nhập. Ông Nguyễn Trung Thành, Trưởng Ban Quản lý chợ Hàn chia sẻ, từ năm 2018, chợ Hàn bắt đầu đông hẳn lên, khách Hàn luôn luôn áp đảo. Để giao tiếp được với khách quốc tế, các tiểu thương không chỉ tự mày mò mà còn đăng ký đến các trung tâm học ngoại ngữ, có người giao tiếp được hai, ba thứ tiếng. Vì vậy du khách đến chợ rất ưng bụng.

6 tháng đầu năm nay, Đà Nẵng đón hơn 82.000 lượt khách Hàn Quốc, chiếm hơn 40% thị trường khách quốc tế. Làn sóng khách Hàn đến chợ Hàn ngày một nhiều hơn, đòi hỏi khu chợ này phải tìm mọi cách đón thời cơ và giữ chân cho bằng được. Từng tiểu thương trong chợ, nhất là mặt hàng thời trang luôn phải bắt “trend” ngoài kia chuộng mang gì, cập nhật mẫu mã mới, tìm hiểu gu thời trang của khách Hàn. Lạc vào khu quần áo, bạt ngàn những chiếc sơ mi phong cách Hawaii, đầm maxi in hình hoa lá, áo thun cotton…năng động, phù hợp với hoạt động ngoài trời. Phía quầy giày dép, những đôi sục với phụ kiện đính kèm dễ thương, bắt mắt hút khách. Chị Quỳnh An (hàng giày dép) kể rằng, có đợt khách Hàn cực kỳ ưng giày dép cói, hàng nào cũng chưng, bây giờ khách “đu trend” đi sục vì tiện lợi, nắng mưa gì cũng “cân” được nên phải chiều theo. Ở tầng 1, nơi bán các loại đặc sản, bánh kẹo…hàng nào cũng có các món làm từ xoài. Bánh dẻo xoài, kẹo xoài, xoài sấy, mứt xoài…vì đây là món sở trường của người Hàn Quốc.

Trong chuyến du lịch lần này, đoàn của anh Ji Yoo (47 tuổi) với gần 10 người đều đánh giá chợ Hàn là điểm đến mang lại cho họ nhiều trải nghiệm thú vị nhất. Các anh trai mua giày dép, còn các chị thì chọn váy áo để mang đi biển, đi Hội An chụp ảnh.

Ban Quản lý chợ Hàn cho hay, để phục vụ và gây ấn tượng tốt với du khách, chợ có bộ tiêu chí “chợ văn minh thương mại”, trong đó chú trọng việc tiểu thương phải có thái độ kinh doanh, giao tiếp văn minh, thân thiện, hòa nhã với khách hàng; hàng hóa kinh doanh trong chợ được niêm yết bảng giá, bán theo giá niêm yết, đảm bảo cân đúng, cân đủ… Ngoài ra, tiểu thương cũng sẽ được tham dự các lớp tập huấn kỹ năng để phục vụ du khách chu đáo hơn nữa.

Theo Thanh Trần (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Mãi mặn mòi muối Ba Thắc

Mãi mặn mòi muối Ba Thắc

Trước đây, sản phẩm muối Ba Thắc, hay muối Long Điền sau này nức tiếng khắp vùng, với những cánh đồng muối “thẳng cánh cò bay” của đại điền chủ giàu nứt vách như ông Trần Trinh Trạch - cha của công tử Bạc Liêu…
Nghe phượt thủ 71 tuổi kể chuyện

Nghe phượt thủ 71 tuổi kể chuyện

Ở cái tuổi ngồi hưởng cuộc sống an nhàn bên con cháu, hàng ngày chỉ cần đi từ giường ngủ ra bàn ăn, nhưng “lão đại” Trần Lê Hùng lại chọn con đường khác. Với ông, già thì già, máu tươi có thể thiếu chứ “máu đi”, máu xê dịch thì lúc nào cũng căng tràn.
Tội ác trong một mái ấm

Tội ác trong một mái ấm

Trong khi công tác bảo trợ trẻ mồ côi cũng như các chương trình chăm sóc bảo vệ trẻ em ở TP.HCM ngày càng được xã hội quan tâm và hầu hết mái ấm tình thương đều đóng góp tích cực vào hoạt động ý nghĩa này, thì vẫn có nơi đã, đang diễn ra những hành vi vô nhân tính.
Mưu sinh đầu mùa nước nổi

Mưu sinh đầu mùa nước nổi

Dân miền Tây có câu tháng Bảy nước nhảy khỏi bờ. Đó là tháng Bảy âm lịch, thời điểm nước tràn đồng trên miệt đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu. Một mùa đánh bắt cá của bà con cũng khởi phát, kéo dài suốt mấy tháng.
Người cuối cùng lưu giữ bờ xe nước

Người cuối cùng lưu giữ bờ xe nước

Bờ xe nước sông Trà là biểu tượng độc đáo của người Quảng Ngãi từ những năm giữa thế kỷ 18. Không chỉ cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, đây còn là công trình công phu, mang tính mỹ thuật cao, đã đi vào thi ca, nhạc họa.
Ghi ở Măng Bút

Ghi ở Măng Bút

Tinh thần của Chiến thắng Măng Bút 50 năm trước sẽ tiếp tục lan tỏa, sẽ tiếp tục truyền niềm tin và khát vọng cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Măng Bút vươn lên xây dựng cuộc sống no ấm.
Hoài niệm ở chốn Kinh kỳ

Hoài niệm ở chốn Kinh kỳ

Bên cạnh cư dân người Việt có quê gốc tại chỗ, một số đông dân cư ngụ ở Phố Hiến là từ các địa phương khác về làm ăn sinh sống. Có một sự quần tụ nơi "đất lành".
Tiếng vọng đại ngàn

Tiếng vọng đại ngàn

Tháng 8 về, Buôn Đôn trong veo những mảng màu. Rừng xanh ầm tiếng tù và. Bên dòng sông chảy ngược Sêrêpốk, nơi các dũng sĩ săn voi (gru) trứ danh từng chinh phạt mãnh tượng, hồng hoang thương nhớ những cuộc đời huyền thoại...
Kon Pne: Nỗi buồn… xã vùng I

Kon Pne: Nỗi buồn… xã vùng I

(GLO)- Được mệnh danh là xã xa nhất tỉnh Gia Lai, Kon Pne (huyện Kbang) cách TP. Pleiku 200 km; còn từ trung tâm huyện vào nơi từng được ví như “ốc đảo” này cũng phải mất trên 80 km. Vậy mà, Kon Pne lại được “thăng hạng”, từ xã đặc biệt khó khăn (xã khu vực III) trở thành xã vùng I...