Cho con 'gánh mẹ' một lần

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
34 tuổi, Nguyễn Hoài Thảo, cô gái đã 18 năm chống chọi với căn bệnh suy thận mãn, chỉ có một ước mơ lớn nhất: 'Cho con một lần được gánh bớt những nhọc nhằn của mẹ'…

Cuộc sống của bạn có khó khăn không? Hẳn ai cũng có những "tâm sự buồn". Nhưng nhân vật tôi được gặp và nghe họ kể dưới đây dường như cuộc đời có bao nỗi buồn đều thảy hết vào họ, dù ở đó vẫn có một tình yêu đầy hiếu thuận.

Hạnh phúc của mẹ…

"Thảo ơi!", tiếng mẹ gọi trầm ấm, nhỏ nhẹ bằng giọng Huế đã không biết bao lần giữ cô lại với cuộc đời này. 16 tuổi, Thảo phát hiện suy thận giai đoạn cuối khi vừa vào lớp 10. Cô gái ấy thỏ thẻ: "18 năm qua, trong nhiều lần hôn mê, tôi nghe tiếng mẹ gọi và tỉnh dậy…".

"Thời con gái mẹ đẹp lắm, rời trường phổ thông, mẹ vào Sài Gòn mưu sinh, hơn 40 năm rồi. Quê mẹ ở Huế, phụ nữ ở nơi ấy đẹp người đẹp nết. Mình nhìn hình mẹ hồi trẻ mà chép miệng tiếc: "Sao mẹ không rớt trúng gia đình nào giàu có thời ấy nhỉ, có khi đến giờ mẹ là hoa khôi". "Rồi sao có mi"?, mẹ lại mỉm cười nói bằng giọng Huế nhẹ mà ngọt lịm. Chả bù cho mình lúc nào cũng rổn rảng cái giọng Sài Gòn nói nhanh như gió. Mình là con một, mẹ bảo thời bao cấp khốn khó đâu dám đẻ nữa. Ờ, nghe mẹ kể về lịch sử căn nhà mình mà cứ như truyện, như phim. Mẹ vào Sài Gòn làm ở xưởng đắp vỏ xe cho người ta gần 5 năm trời. Sau học được nghề buôn bán. Nhà mẹ có 7 anh em ở Huế nên mẹ sợ đẻ nhiều không nuôi nổi. "Hồi đẻ con Thảo mi được 1 năm thì người cho thuê nhà vượt biên. Mẹ sợ cảnh tay xách nách mang con thơ đi khắp nơi nên gom góp, vay mượn được mấy cây vàng. Mua cái miếng đất ni, dựng cái chòi lá ở rồi từ từ cất dần lên căn nhà 3 gian như bây chừ…". Mẹ buôn bán giỏi lắm, bán vải, bán quần áo, bán hàng ở chợ đêm, chợ chạy. Chợ chạy là bán ở lề đường nên thấy đô thị họ dẹp là chạy", mẹ kể.

Thảo (trái) năm 2008 khi còn đi lại được, cao hơn 1 m 6, nay 33 tuổi người co rút vì loãng xương, biến chứng suy thận, trông như đứa trẻ và phải ngồi xe lăn.

Thảo (trái) năm 2008 khi còn đi lại được, cao hơn 1 m 6, nay 33 tuổi người co rút vì loãng xương, biến chứng suy thận, trông như đứa trẻ và phải ngồi xe lăn.

"Thảo ơi, thay dịch đi, tới giờ rồi", "Thảo ơi, mi nhớ đeo khẩu trang nha, ngoài đường đang bụi lắm"… Cứ như vậy, 18 năm qua hai mẹ con mình hủ hỉ với nhau. Mẹ quên cả thanh xuân đẹp đến thấy tiếc… Lắm lúc nửa đêm, nhìn mẹ ngủ mớ khóc, mình không dám lay vì mình cũng khóc. Sợ mẹ thấy mình khóc, huyết áp lên cao… thì mất ngủ. Thế là nuốt xuống, uống miếng nước ráng nhịn khóc. Mình kiên cường được suốt 18 năm nay là nhờ có mẹ, nhìn mẹ mà sống… Có lúc biết mẹ bao nỗi lo, mình lại tự hỏi: Hạnh phúc của mẹ, ở nơi đâu?", Thảo ứa nước mắt kể.

Mẹ ơi, mai này…

Trong gian nhà của hai mẹ con bà Đặng Thị Tươi ở đường Âu Cơ (P.10, Q.Tân Bình, TP.HCM) chẳng có tài sản gì đáng giá ngoài những thùng dịch Baxter dựng sát tường. 18 năm, những thùng dịch này đã giúp Thảo giữ lại mạng sống nhưng cũng là gánh nặng với mẹ. Mỗi thùng thuốc hơn 1 triệu đồng là cứu tinh của Thảo. Khi tôi đến, bà Tươi (60 tuổi) ngồi thẫn thờ nhìn con trò chuyện. Đôi khi bà ráng cười vì con gái cứ quay qua chọc cho mẹ vui. Thảo cho người khách lạ cảm giác cô luôn hoạt bát, tươi tắn dù không ít lần đôi mắt ướt nhòe vì xúc động.

Ngày biết tin con gái mắc bệnh nan y, bà Tươi mới hơn 40 tuổi. Thảo là con một, bác sĩ khuyên bà nên ráng sinh thêm đứa nữa vì bệnh tình Thảo không đoán trước được. Bà kể: "Nhưng nghĩ tới nghĩ lui tui không làm được. Mình làm ăn khó khăn, bé Thảo bệnh vầy, có đứa nữa rồi tay bế tay bồng ai chăm con Thảo?". Vậy nên từng ấy năm, bà Tươi chỉ quẩn quanh, chạy vạy từ chợ về nhà, làm đủ việc để kiếm tiền thuốc thang cho con.

Thảo lết vào phòng để tự truyền dịch tại nhà. Ảnh: Lê Vân

Thảo lết vào phòng để tự truyền dịch tại nhà. Ảnh: Lê Vân

Nhưng ông trời dường như thử thách bà Tươi nhiều hơn. Năm 2006, bà phát hiện bị ung thư vú. Thảo nhớ lại lúc khó khăn nhất vào năm 2007 - 2008 khi vừa phải chạy thận ở Bệnh viện Chợ Rẫy, vừa hay tin mẹ ung thư vú. Trước đó, Thảo còn lạc quan, cô cứ nghĩ bệnh thận rồi sẽ có thuốc trị, chỉ cần mình hy vọng. Nhưng khi mẹ rơi vào ngặt nghèo bệnh nan y, phải phẫu thuật cắt bỏ bên vú có khối u, cô tuyệt vọng. Bà Tươi kể lại: "Ngày tôi mổ bên ung bướu chỉ có một mình vì con Thảo nó lên huyết áp, nhập viện Chợ Rẫy. Mổ xong, hay tin con, tôi trốn viện ung bướu qua Chợ Rẫy chăm nó. Phần vì căn bệnh suy thận diễn tiến nhanh, phần vì tôi biết con nhỏ lo cho mẹ mới lên huyết áp. Đêm, hai mẹ con nhìn nhau khóc. Tôi vừa cắt một bên vú, còn chưa nhúc nhích được một bên vai, tay phải, nhưng ráng nhịn đau để con thấy mình khỏe cho nó khỏi lo. Thảo nó biết, giục tôi quay lại Bệnh viện Ung bướu. Hai mẹ con cứ giằng co đi hay ở. Cuối cùng nó quyết tâm, nói mẹ phải quay về viện. Tôi đành đoạn đi. Lúc trên hành lang lầu 4, nhìn xuống dưới, mắt cứ nhòe đi vì thương con. Thực lúc đó không vì con, tui chỉ muốn nhảy lầu", bà Tươi bộc bạch.

Sau một năm, bà Tươi và con gái may mắn khi bệnh tình tạm lui. Hai mẹ con tìm việc làm để lo thuốc thang cho Thảo. Bởi căn bệnh suy thận mãn chỉ có thể duy trì chứ không trị hết được. Thảo dù hiểu cuộc sống đang ngắn dần nhưng vẫn luôn lạc quan. Cô cùng mẹ giữ trẻ, giúp mẹ việc nhà để bà đi lo buôn bán. Thảo nhớ lại: "Từ năm 2009 - 2018 là đỡ nhất. Khi ấy mình khỏe, còn đi lại được nên hai mẹ con cùng giữ trẻ. Được cái bọn trẻ nhà mình nuôi đứa nào cũng ngoan, ăn giỏi, mau lớn. Hồi đó mình nuôi cả con của chị y tá, mới 4 tháng tuổi. Dù mình chưa một lần làm mẹ, à chưa một lần yêu ai luôn, mà chăm trẻ rất mát tay… Tới giờ nhóc cũng mười mấy tuổi, thi thoảng còn qua thăm bà với chị Thảo". Nhưng niềm vui ngắn ngủi ấy chấm dứt từ ngày Thảo bị biến chứng sau mười mấy năm chống chọi với bệnh. Cùng lúc dịch Covid-19 ập tới, cô lại bị thoái hóa khớp, loãng xương cấp độ nặng nên hai chân lần lượt gãy… Bà Tươi bây giờ không thể đi làm mà chỉ tranh thủ đi phụ cho người cháu ruột để trang trải phần nào hay phần ấy.

Đã nhiều lần, bà Tươi lén tìm người bán nhà nhưng Thảo nhất quyết ngăn lại. Cô nói: "Căn nhà ấy là điều cuối cùng còn lại của cả cuộc đời mẹ. Mình bây giờ mỗi ngày sống là một ngày chết, được nhiêu hay nhiêu. Lỡ sau này mình có sao, chỉ mong mẹ còn chỗ chui ra chui vô ở tuổi già cô độc…". Hai năm trước, bà Tươi chạy vạy xin cho Thảo được bảo hiểm y tế người khuyết tật nên đỡ phần nào thuốc men. Nay với họ, cái ăn hằng ngày và những toa thuốc ngoài bảo hiểm lại trở thành nỗi lo đến mất ăn mất ngủ.

Thảo xoay đủ việc có thể làm: bán hàng online, phụ mẹ làm bánh bột lọc. Bà Tươi dù rầu rĩ nhưng thấy cô con gái nhỏ cứ động viên, rủ rê mẹ làm cái này cái kia cũng vui lên. Họ đã từng vượt qua được cánh cửa tử hơn 10 năm trước, chẳng biết bây giờ, bà Tươi và con gái liệu có thêm một lần thoát khó? Còn Thảo, trong ngôi nhà vắng lặng, vẫn tràn đầy hy vọng: "Sống được ngày nào thì ráng vui cho mẹ vui, đỡ đần mẹ được chút nào hay chút ấy. Đời mẹ đã gian truân nhiều rồi".

Có thể bạn quan tâm

Tấm lòng người làm lồng đèn truyền thống

Tấm lòng người làm lồng đèn truyền thống

Sau những gian hàng lồng đèn ồn ào, tấp nập mùa Trung thu là bao năm thao thức thầm lặng của các nghệ nhân, miệt mài, tỉ mỉ với từng công đoạn để thế hệ nào cũng có ký ức đẹp về những đêm trăng vàng với chiếc lồng đèn truyền thống rực rỡ trên tay.
Hồn quê từ những làng nghề - Bài cuối: Ký ức tấm lụa Hạ nuôi người khoa bảng

Hồn quê từ những làng nghề - Bài cuối: Ký ức tấm lụa Hạ nuôi người khoa bảng

Làng khoa bảng Đông Thái (xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) từng là mảnh đất nổi tiếng với nghề dệt lụa, sản sinh ra nhiều anh tài nức tiếng thiên hạ. Qua sự chuyển mình của thời gian, nghề dệt lụa đã đi vào dĩ vãng, nhưng con người nơi đây vẫn rong ruổi với “nghề” nuôi người học.
Giữ bình yên cho Chư Yang Sin

Giữ bình yên cho Chư Yang Sin

Không chỉ có hàng trăm loài động, thực vật (trong đó có nhiều loài đặc hữu, hàng chục loại có tên trong sách đỏ Việt Nam), rừng ở Vườn Quốc gia (VQG) Chư Yang Sin còn là đầu nguồn của dòng Sêrêpốk. Tuy nhiên, việc gìn giữ tài nguyên rừng quý giá nơi đây đang gặp rất nhiều khó khăn, áp lực.
“Lá lành đùm lá rách”

“Lá lành đùm lá rách”

Các phần quà được đóng gói cẩn thận đã và đang được người dân trên địa bàn tỉnh gửi ra đồng bào các tỉnh miền Bắc bị ảnh hưởng của bão lũ. “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, ai nấy đều mong muốn chia sẻ, cùng đồng bào miền Bắc vượt qua những khó khăn, đau thương.
Di sản của một vị tướng

Di sản của một vị tướng

Hôm qua 12-9-2024, chuyến xe đưa Thiếu tướng Lê Phi Long đi và không về. Chuyến xe đó từng có trong hình dung thấp thỏm của các con ông từ 60 năm trước. Khi ấy, Đại tá Lê Trung Dũng (con trai tướng Long) còn là một đứa trẻ...
Đêm không ngủ ở Làng Nủ

Đêm không ngủ ở Làng Nủ

1 giờ 40 phút ngày 13-9, Hoàng Văn Quyển gọi giật đánh thức tôi dậy. Ngoài trời đang mưa rất to. "Mình di chuyển sang nhà bố em thôi anh. Đang nguy hiểm lắm" - Quyển đưa chiếc áo mưa, rồi cùng vợ và tôi mang theo những thứ cần thiết rồi rời khỏi nhà.
'Đê' mắm giữ bờ

'Đê' mắm giữ bờ

Tháng 7, tháng 8 âm lịch là thời điểm trái mắm già rụng, người dân Cà Mau thường lượm về trồng, sử dụng lưới mành và cọc để giữ trái không bị cuốn trôi. Sau khoảng một năm, cây mắm bắt đầu phát huy hiệu quả trong việc giữ đất.
Kỳ 1: Nỗi lo từ... 'khúc ruột' miền Trung

Kỳ 1: Nỗi lo từ... 'khúc ruột' miền Trung

Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an các đơn vị, địa phương, trong đó nòng cốt là lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an) tăng cường công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý tội phạm, vi phạm pháp luật.
Tình yêu trẻ nơi đại ngàn xứ Nghệ

Tình yêu trẻ nơi đại ngàn xứ Nghệ

Những ngày qua, bên bờ suối, con khe chảy róc rách là tiếng ríu rít của lũ trẻ nhỏ đang cùng cô giáo len lỏi nhặt nhạnh kiếm tìm từng viên đá đủ mầu sắc để có được những bức tranh trong Chương trình “Bức tranh yêu thương”.
Dành tình thương cho học trò vùng khó - Kỳ 2: Người cha đặc biệt của trò nghèo

Mang chữ đến vùng khó Gia Lai- Kỳ 2: Những người cha đặc biệt của trò nghèo

(GLO)- Không chỉ mang tri thức đến với học sinh, nhiều giáo viên còn chăm lo các em từ bữa ăn sáng, suất học bổng đến hỗ trợ sinh kế, xây dựng nhà ở. Mỗi thầy giáo như một người cha đặc biệt, trở thành điểm tựa yêu thương để trò nghèo kiên trì bám lớp, bám trường.