Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 4

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Bổ sung Covid-19 vào danh mục bệnh nghề nghiệp, kiểm định chất lượng đầu vào công chức hai lần mỗi năm là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 4.

Covid-19 là bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội

Thông tư số 02/2023 của Bộ Y tế bổ sung Covid-19 vào Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm, có hiệu lực từ ngày 1/4. Theo đó, bệnh Covid-19 nghề nghiệp phát sinh do người lao động tiếp xúc với nCoV trong môi trường lao động.

Nhóm được hưởng bảo hiểm xã hội gồm: Người làm việc tại cơ sở y tế; phòng thí nghiệm, lấy mẫu, vận chuyển mẫu, xử lý, bảo quản và tiêu hủy mẫu có chứa nCoV; người phòng chống dịch, phục vụ, cứu trợ người nhiễm.

Nhân viên hải quan, ngoại giao, xuất nhập cảnh; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; chiến sĩ, sĩ quan công an và lực lượng khác được cử tham gia phòng chống Covid-19 cũng nằm trong nhóm được hưởng chế độ này.

Thông tư cũng nêu yếu tố gây bệnh phải được ghi nhận trong biên bản xác định tiếp xúc nghề nghiệp với nCoV; văn bản cử tham gia phòng chống dịch, phục vụ, cứu trợ người nhiễm và văn bản đánh giá yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp.

Nhân viên Trung tâm Cấp cứu 115 đưa bệnh nhân Covid-19 tới bệnh viện, tháng 12/2021. Ảnh: Giang Huy

Nhân viên Trung tâm Cấp cứu 115 đưa bệnh nhân Covid-19 tới bệnh viện, tháng 12/2021. Ảnh: Giang Huy

Kiểm định chất lượng đầu vào công chức 2 lần mỗi năm

Nghị định 06/2023 quy định việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức được tổ chức định kỳ hai lần vào tháng 7 và 11 hàng năm, có hiệu lực từ 10/4.

Bộ Nội vụ sẽ tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức. Trước ngày 31/1 hàng năm, Bộ sẽ công bố kế hoạch tổ chức kiểm định trên Cổng thông tin điện tử của Bộ và trang thông tin về kiểm định chất lượng đầu vào công chức.

Thí sinh sẽ thi trắc nghiệm trên máy vi tính với nội dung đánh giá năng lực tư duy, ứng dụng kiến thức vào thực tiễn; hiểu biết chung, cơ bản về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan nhà nước; quản lý hành chính nhà nước; quyền, nghĩa vụ của công chức, đạo đức công vụ; kiến thức về xã hội, văn hóa, lịch sử.

Người thi tuyển vào vị trí việc làm có yêu cầu trình độ đại học trở lên sẽ thi trong 120 phút, 100 câu hỏi; trình độ trung cấp, cao đẳng thi 100 phút, 80 câu.

Bỏ lớp không chuyên trong trường chuyên

Thông tư 05/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có hiệu lực từ ngày 15/4 quy định quy chế tổ chức hoạt động của trường THPT chuyên. Bộ yêu cầu không tổ chức lớp không chuyên trong trường chuyên từ năm học 2024-2025. Những lớp không chuyên đã tuyển sinh vẫn được duy trì đến khi học sinh tốt nghiệp để không gây xáo trộn trong hoạt động dạy học và tuyển sinh năm tới.

Ngoài bỏ lớp không chuyên, Thông tư cũng điều chỉnh việc tuyển bổ sung vào trường chuyên. Các trường có thể tuyển học sinh cho cả ba khối thay vì chỉ lớp 10 và 11 như quy định cũ. Học sinh có thể đăng ký thi tuyển bổ sung vào trường chuyên nếu có kết quả học tập, rèn luyện tốt trong năm học liền trước.

Các lớp chuyên vẫn được tổ chức theo môn học, gồm Toán, Tin học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Ngoại ngữ 1, mỗi lớp không quá 35 học sinh. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, số học sinh chuyên năm 2020 khoảng 73.000, chiếm 2,1% tổng số học sinh THPT toàn quốc.

Một khu nhà ở tại TP Tân Uyên, Bình Dương, tháng 3/2021. Ảnh: Quỳnh Trần

Một khu nhà ở tại TP Tân Uyên, Bình Dương, tháng 3/2021. Ảnh: Quỳnh Trần

Thị xã Tân Uyên (Bình Dương) lên thành phố

Theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có hiệu lực từ 10/4, TP Tân Uyên được thành lập trên cơ sở hơn 191 km2 của thị xã Tân Uyên, quy mô dân số 466.000. Tân Uyên có 10 phường và hai xã.

Sau khi thành lập TP Tân Uyên, tỉnh Bình Dương có 4 thành phố gồm Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An và Tân Uyên; một thị xã là Bến Cát và 4 huyện. Tỷ lệ đô thị hóa đạt 84,32%, dân số 2,7 triệu.

Bình Dương và Quảng Ninh hiện là hai tỉnh có nhiều thành phố trực thuộc nhất. Các thành phố của tỉnh Quảng Ninh gồm Hạ Long, Móng Cái, Cẩm Phả và Uông Bí.

Có thể bạn quan tâm

Nhiều nhà văn hóa trên địa bàn thị xã An Khê được lắp đặt hệ thống dụng cụ thể thao ngoài trời để đáp ứng nhu cầu tập luyện nâng cao sức khỏe của người dân. Ảnh: N.M

An Khê đẩy mạnh xây dựng khu dân cư văn hóa

(GLO)- Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, đến nay, tất cả thôn, làng, tổ dân phố ở thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đều đạt tiêu chí văn hóa và tiếp tục nâng cao chất lượng tiêu chí này.

Xã vùng 3 Ayun nỗ lực thoát nghèo

Xã vùng 3 Ayun nỗ lực thoát nghèo

(GLO)- Với những giải pháp cụ thể cùng nhiều nguồn lực hỗ trợ, năm 2024, xã vùng 3 Ayun (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã giảm được 65 hộ nghèo, 30 hộ cận nghèo. Tuy nhiên đến nay, hộ nghèo, cận nghèo ở xã vẫn chiếm tỷ lệ rất cao nên công tác giảm nghèo bền vững gặp nhiều khó khăn.

Chuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

E-magazineChuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

(GLO)- Nằm ở cuối đường Bùi Dự (phường Hoa Lư, TP. Pleiku), Trạm cứu hộ chó, mèo Gia Lai có diện tích khá rộng rãi. Đây là mái ấm của những chú chó, mèo bị bỏ rơi hay may mắn thoát ra từ lò mổ hoặc bị thương do xe tông được “biệt đội” cứu hộ đưa về chăm sóc, nuôi dưỡng.

Kho xăng dầu của Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên tại xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê) hiện chưa được chấp thuận đấu nối vào quốc lộ. Ảnh: V.T

Cửa hàng xăng dầu đấu nối vào đường giao thông: Vướng mắc cần tháo gỡ

(GLO)- Theo Luật Giao thông đường bộ và các quy định liên quan, các công trình xây dựng, trong đó có cửa hàng xăng dầu nằm dọc quốc lộ, tỉnh lộ phải xây dựng ngoài phạm vi hành lang an toàn đường bộ và thực hiện đấu nối đúng vị trí được UBND cấp tỉnh phê duyệt.

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

(GLO)- Hưởng ứng cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, xã Ia Rtô (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã triển khai một số mô hình hay nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức, tự lực vươn lên phát triển kinh tế.

Các đơn vị thi công đang đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành các hạng mục để sớm bố trí tái định cư cho 33 hộ dân làng Đê Kôn (xã H'ra). Ảnh: Lê Nam

"Điểm tựa" giúp người dân ổn định cuộc sống

(GLO)- Thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, huyện Mang Yang triển khai dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư làng Pyâu (Lơ Pang), Đê Bơ Tơk (Đak Jơ Ta), Đê Kôn (Hra) nhằm giúp người dân ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế.

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

(GLO)- Những năm qua, xã Ia Ka (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đồng thời thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo.

An Khê thắt chặt tình đoàn kết ở khu dân cư

An Khê thắt chặt tình đoàn kết ở khu dân cư

(GLO)- Những ngày qua, không khí rộn ràng của Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc lại lan tỏa khắp các khu dân cư trên địa bàn thị xã An Khê. Ngày hội là dịp để chính quyền địa phương triển khai các công trình ý nghĩa, thắt chặt tình đoàn kết và chung sức xây dựng khu dân cư ngày càng giàu đẹp.

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

(GLO)- Nhìn những bằng khen, giấy khen treo trên tường nhà, ít ai ngờ rằng, ông Kpă Dõ-Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Lê Ngol (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) từng một thời chìm trong lầm lỗi. Nhờ được cảm hóa và giúp đỡ, ông đã mạnh mẽ “đứng dậy” làm lại cuộc đời.