Chính phủ giao các bộ ngành hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù các chương trình mục tiêu quốc gia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Tại kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết số 111/2024/QH15 ngày 18-1-2024 về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Văn phòng Chính phủ đã có Văn bản số 1058/VPCP-QHĐP truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang-Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương đến với các bộ, ngành, cơ quan, địa phương là cơ quan chủ quản các chương trình mục tiêu quốc gia theo thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ được giao khẩn trương nghiên cứu các cơ chế, chính sách đặc thù theo Nghị quyết số 111/2024/QH15 ngày 18-1-2024, sửa đổi, bổ sung các văn bản hướng dẫn, quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trong phạm vi, lĩnh vực quản lý (nếu cần thiết).

Trong đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn việc thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù sau: Về điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước hằng năm quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị quyết số 111/2024/QH15; giao chủ dự án tự thực hiện việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ trong nội dung của dự án hỗ trợ phát triển sản xuất quy định tại điểm a khoản 4 Điều 4; cơ chế thí điểm phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2024 – 2025 quy định tại điểm a, b khoản 7 Điều 4; giao kế hoạch đầu tư công trung hạn, đầu tư vốn hằng năm đối với dự án đầu tư xây dựng có quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp quy định tại khoản 8 Điều 4.

Người dân xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) nhận hỗ trợ bồn nước 1.000 lít. Ảnh minh họa: Phương Vi

Người dân xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) nhận hỗ trợ bồn nước 1.000 lít. Ảnh minh họa: Phương Vi

Bộ Tài chính hướng dẫn việc thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù về phân bổ, giao dự toán chi thường xuyên ngân sách trung ương hằng năm quy định tại điểm c khoản 1 Điều 4 Nghị quyết số 111/2024/QH15; điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước hằng năm quy định tại khoản 2 Điều 4; thanh toán tiền hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho chủ dự án thực hiện việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ quy định tại điểm b khoản 4 Điều 4; quản lý, sử dụng tài sản hình thành trong dự án hỗ trợ phát triển sản xuất quy định tại khoản 5 Điều 4; việc quyết toán ngân sách nhà nước hằng năm của huyện thực hiện cơ chế thí điểm quy định tại điểm c khoản 7 Điều 4;

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính hướng dẫn việc thực hiện cơ chế ủy thác vốn của ngân sách địa phương qua hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội để hỗ trợ thực hiện một số hoạt động của các chương trình mục tiêu quốc gia quy định tại khoản 6 Điều 4.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan: Nông nghiệp và PTNT, Lao động-Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc và các Thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương, Bộ, cơ quan, địa phương liên quan chuẩn bị Báo cáo, tài liệu phục vụ Phiên họp thứ 5 của Ban Chỉ đạo Trung ương trực tuyến với các địa phương trong khoảng thời gian từ ngày 4-3 đến ngày 10-3-2024; trong đó lưu ý tổng hợp những khó khăn, vướng mắc (nếu có) chưa giải quyết hoặc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện của từng chương trình mục tiêu quốc gia và đề xuất các giải pháp tháo gỡ cụ thể, gửi về Văn phòng Chính phủ trước ngày 29-2-2024 để tổng hợp, báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang giao Văn phòng Chính phủ phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, cơ quan liên quan chuẩn bị nội dung, chương trình và điều kiện cần thiết khác để tổ chức Phiên họp bảo đảm hiệu quả, thiết thực.

Có thể bạn quan tâm

Chủ động đấu tranh ngăn chặn hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại

Chủ động đấu tranh ngăn chặn hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại

(GLO)- Trước tình hình buôn lậu, gian lận thương mại có chiều hướng gia tăng, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh (Ban Chỉ đạo 389 tỉnh) đã triển khai nhiều giải pháp nhằm kịp thời phát hiện, xử lý, ngăn chặn, không để phát sinh các “điểm nóng” trên địa bàn.