Chiêm ngưỡng loạt báu vật khảo cổ vô giá của Việt Nam (1)

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đang diễn ra tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia ở Hà Nội, trưng bày chuyên đề Báu vật Khảo cổ học Việt Nam là nơi quy tụ hàng trăm cổ vật Việt đặc sắc, rất nhiều trong số đó lần đầu được giới thiệu với công chúng.
 
Những món đồ trang sức thuộc văn hóa Phùng Nguyên, một trong những nhóm hiện vật lâu đời nhất xuất hiện trong trưng bày Báu vật Khảo cổ học Việt Nam. Văn hóa Phùng Nguyên có niên đại cách ngày nay khoảng 4.000-3.500 năm, địa bàn phân bố là tỉnh Phú Thọ ngày nay.
 
Nha chương thuộc văn hóa Phùng Nguyên, được khai quật ở Phú Thọ. Đây là những vật sử dụng trong nghi lễ, biểu trưng cho quyền lực của thủ lĩnh, được chế tác bằng đá với kỹ thuật tinh xảo.
 

 
Mũi tên đồng và khuôn đúc bằng đá thuộc văn hóa Đông Sơn, cách ngày nay 2.500-2.000 năm, khai quật ở Cổ Loa, Hà Nội. Việc tìm thấy mũi tên đồng, khuôn đúc và lẫy nỏ là những bằng chứng giúp làm sáng tỏ huyền thoại lịch sử về nước Âu Lạc thời An Dương Vương.
 
Gây chú ý đặc biệt trong các hiện vật Đông Sơn là mộ cổ Châu Can, được khai quật tháng 9/1974 tại cánh đồng xã Châu Can, huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Ngôi mộ có quan tài bằng gỗ, bên trong có bộ hài cốt niên đại cách ngày nay khoảng 2.300 được chôn cùng nhiều đồ tùy táng.
 
Một hiện vật Đông Sơn thu hút sự quan tâm không kém là trống đồng Sao Vàng, chiếc trống đồng Đông Sơn lớn nhất Việt Nam. Trống cao 86 cm, đường kính mặt 16 cm, được sưu tầm ở thị trấn Sao Vàng, Thọ Xuân, Thanh Hóa năm 2006.
 
Thạp đồng của văn hóa Đông Sơn, cách ngày nay khoảng 2.500-2.000 năm, được sưu tầm tại Thanh Hóa năm 2010.
 
Trống đồng Trường Thịnh là một chiếc trống đồng Đông Sơn có niên đại khoảng 2.500-2.000 năm trước, được phát hiện tại xã Trường Thịnh, Ứng Hòa, Hà Nội.
 
Lưỡi qua bằng đồng thuộc văn hóa Đông Sơn được khai quật ở Núi Voi, Hải Phòng năm 1921. Hiện vật mang những yếu tố văn hóa Đông Sơn đặc sắc như hình cá sấu, voi, chim, hổ...
 
Mảnh khuôn đúc trống đồng và nồi nấu đồng có niên đại cách ngày nay khoảng 1.800-1.600 năm, khai quật tại Thành cổ Luy Lâu, Bắc Ninh năm 2014. Những hiện vật này đem lại nhiều thông tin quý giá về cách thức đúc trống đồng của người Việt cổ.
 
Văn hóa Đồng Nai từng phát triển rực rỡ ở vùng Đông Nam Bộ thời cổ đại. Hiện vật tiêu biểu cho nền văn hóa này là bức tượng động vật bằng đồng niên đại khoảng 2.500 năm trước, khai quật ở Dốc Chùa, Tân Uyên, Bình Dương. Hiện vật này đã được công nhận là Bảo vật quốc gia.
 
Cà ràng và nồi được chôn trong mộ táng thuộc văn hóa Đồng Nai, khai quật tại di chỉ Giồng Cá Vồ, Cần Giờ, TP.HCM năm 1994.
 
Các loại đồ trang sức bằng đá ngọc, thủy tinh được khai quật tại Giồng Cá Vồ. Đây là một khu di tích mộ chum đồng thời là di chỉ cư trú và sản xuất thủ công quan trọng của nền văn hóa Đồng Nai.
 
Những món trang sức bằng vàng khai quật tại Giồng Cá Vồ cho thấy trình độ cao trong việc chế tác kim loại cùng con mắt thẩm mỹ tinh tế của cư dân Đông Nam Bộ xưa.
 
Khuôn đúc rìu, lao và lục lạc có niên đại cách ngày nay khoảng 2.500-2.000 năm, thuộc nền văn hóa Đồng Nai. Các hiện vật này phản ánh những tiến bộ kỹ thuật và đặc trưng của giai đoạn phát triển cao trong truyền thống văn hóa Đồng Nai.
 
Trống đồng úp trên chum gỗ niên đại khoảng 2.000 năm trước, một loại hình cổ vật đặc biệt được tìm thấy trong khu mộ cổ ở Phú Chánh, Tân Uyên, Bình Dương. Hiện vật là minh chứng cho sự giao lưu văn hóa mạnh mẽ ở Đông Nam Bộ thời kỳ này.
Theo Kiến Thức

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản có tiềm năng khai thác kinh tế du lịch. Ảnh: Minh Châu

Những ngày làm hồ sơ “Không gian văn hóa cồng chiêng”

(GLO)- Ngày 23-3-2004, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) ban hành quyết định về việc xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia “Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản tiếp nối trình UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Già làng Đônh (bìa phải) giới thiệu về chiếc nỏ của người Bahnar. Ảnh: R.H

Điểm tựa Kon Brung

(GLO)- Không chỉ tâm huyết với công tác hòa giải, già làng Đônh (SN 1960; làng Kon Brung, xã Ayun, huyện Mang Yang) còn rất tâm huyết với việc bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Với bà con, ông là điểm tựa của làng Kon Brung.

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.