Chiêm ngưỡng Cầu Cổng Vàng - một trong 7 kỳ quan thế giới hiện đại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Không chỉ là biểu tượng kiến trúc, Cầu Cổng Vàng (Golden Gate Bridge) còn là một trong những biểu tượng văn hoá của thành phố San Francisco nói riêng và nước Mỹ nói chung.

Nếu là một người đam mê điện ảnh Hollywood, chắc bạn đã từng 1-2 lần thấy cảnh cầu Cổng Vàng bị phá huỷ trong nhiều bộ phim. Theo ước tính, cầu Cổng Vàng đã hơn 12 lần bị phá huỷ trong các bộ phim Hollywood, trở thành một trong các công trình biểu tượng trong nền điện ảnh Mỹ. Chính vì vậy, với nhiều người dân San Francisco nói riêng và người dân Mỹ nói chung, cầu Cổng Vàng không chỉ là một biểu tượng kiến trúc mà còn là một biểu tượng văn hoá.

Cây cầu nổi tiếng vì những đường cong dây văng mềm mại và màu pha lẫn cam đỏ, được gọi bằng cái tên “Màu cam quốc tế” (International Orange). Cây cầu Abril của Bồ Đào Nha là một trong những cây cầu duy nhất trên thế giới sử dụng gần như chính xác mã màu cam quốc tế đặc trưng này.

Trong quá trình xây dựng cây cầu khổng lồ này, người ta đã lắp những tấm lưới lớn dưới cầu để bảo đảm an toàn cho công nhân. Những tấm lưới này đã ít nhất cứu mạng 20 công nhân rơi từ trên cầu xuống. Tuy nhiên, vẫn có 11 công nhân thiệt mạng trong quá trình xây dựng.

Được khởi công vào năm 1933, cầu Cổng Vàng chỉ mất 4 năm để hoàn thiện. Độ dài cây cầu hơn 2,7km, chiều cao 227m. Dù được xây dựng trong thời kỳ Đại Suy Thoái của Mỹ, cầu Cổng Vàng vẫn được hoàn thiện trước thời hạn và trong ngân sách dự kiến.

Nếu như Time Square là địa điểm “phải ghé thăm” với nhiều du khách khi tới thành phố New York, cầu Cổng Vàng là địa điểm du khách không nên bỏ qua khi tới San Francisco. Mỗi năm, ước tính khoảng 10 triệu khách du lịch ghé thăm cầu Cổng Vàng, đóng góp đến 9 tỉ USD doanh thu cho ngân sách.

Cầu Cổng Vàng có khả năng chống chọi bão gió và động đất mạnh tới 8 độ Richter. Được khởi công vào năm 1933, cầu Cổng Vàng chỉ mất 4 năm để hoàn thiện. Độ dài cây cầu vào khoảng 2.7km. Dù được xây dựng trong thời kỳ Đại Suy Thoái của Mỹ, cầu Cổng Vàng vẫn được hoàn thiện trước thời hạn và trong ngân sách dự kiến.

Năm 1994, Hiệp Hội kỹ sư dân dụng Mỹ đã trao tặng danh hiệu “Kỳ quan xây dựng dân dụng“. Có 7 công trình xây dựng được trao tặng danh hiệu trên, bao gồm toà nhà chọc trời Burj Khalifa, Vạn Lý Trường Thành, đường hầm xuyên biển nối liền Anh - Pháp….

Ngoài trung tâm thông tin du lịch nằm sát bên cầu Cổng Vàng, có khoảng 14 điểm ngắm cầu Cổng Vàng nằm rải rác tại San Francisco và địa phận hạt Marin. Du khách có thể chọn những ngọn đồi cao để ngắm toàn cảnh cầu Cổng Vàng hoặc đi dọc các bãi biển để chiêm ngưỡng nó ở những góc độ khác. Vì độ nổi tiếng toàn thế giới, đây là cây cầu được chụp ảnh nhiều nhất thế giới.

Có thể bạn quan tâm

Nghề của niềm đam mê

Nghề của niềm đam mê

Ở xã Nghĩa Hiệp (Tư Nghĩa), nhiều người biết anh Mai Ngọc Trương Vinh (35 tuổi), bởi anh nổi tiếng với nghề đúc chậu hoa, cây cảnh, có hoa văn, họa tiết độc đáo.

Đi biển mùa xuân

Đi biển mùa xuân

Làng biển rộn ràng trong ngày hội Nghinh Ông. Lễ hội đã trở thành Tết biển, một nét đẹp văn hóa của người dân nơi đầu sóng ngọn gió Cần Giờ. Sau 3 ngày chơi lễ, những con tàu đánh cá lại vươn mình ra khơi, bám biển ngày đêm, đi suốt mùa xuân... 

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Nếu Kinh Bắc nổi danh với tranh dân gian Đông Hồ và Thăng Long - Hà Nội vang tiếng với tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng (Hoài Đức - Hà Nội) thì miền Trung gió Lào cát trắng lừng danh với tranh dân gian làng Sình.

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.