Chị Nhơn làm kinh tế giỏi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chi hội Phụ nữ làng Drah 1, xã Bar Măih, huyện Chư Sê hiện có 110 hội viên với 100% là người dân tộc Bahnar. Những năm trước, đời sống của đại bộ phận chị em trong chi hội còn gặp rất nhiều khó khăn, nhưng nhờ sự cần cù, chịu khó và tinh thần ham học hỏi, nhiều hội viên đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng. Chị Nhơn-hội viên Chi hội Phụ nữ làng Drah 1 là một điển hình như thế.

Ảnh: Vũ Cúc
Chị Nhơn-hội viên Chi hội Phụ nữ làng Drah 1. Ảnh: Vũ Cúc

Chị Nhơn sinh năm 1984-hội viên Chi hội Phụ nữ làng Drah 1 được biết đến là một người phụ nữ đảm đang, tháo vát, luôn nhiệt tình trong mọi hoạt động của Hội, đồng thời là tấm gương sáng cho những hội viên khác noi theo trong việc phát triển kinh tế gia đình, vươn lên làm giàu chính đáng. Năm 2002 chị lập gia đình, lúc đó kinh tế gặp rất nhiều khó khăn, vợ chồng chị đã chăm chỉ làm thuê để có tiền trang trải cuộc sống gia đình. Đồng thời, với bản tính chăm chỉ, cần cù, vợ chồng anh chị đã cùng nhau xây dựng nền tảng từ đôi bàn tay trắng. Từ những năm 2007, có chút vốn dành dụm được, gia đình chị bắt tay vào trồng hồ tiêu, cà phê, anh chị đã học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước và đúc rút từ thực tiễn sản xuất. Đất không phụ công người, những giọt mồ hôi mà anh chị đổ xuống đã được đền đáp xứng đáng. Đến nay, gia đình chị có 500 cây cà phê và 6.000 trụ tiêu, thu nhập mỗi năm sau khi trừ chi phí gia đình chị còn 800 triệu đồng.

Chị Nhơn-Chi hội Phụ nữ làng Drah 1, xã Bar Măih tâm sự: Trước đây gia đình mình khó khăn lắm nhưng được sự giúp đỡ của người thân, chính quyền địa phương nên gia đình mình đã chăm chỉ làm ăn. Kinh tế gia đình đến giờ cũng ổn rồi, xây được nhà kiên cố, mua xe ô tô và lo cho con cái học hành.

Không chỉ lo làm giàu cho bản thân, chị Nhơn còn vận động những hội viên khác cùng nhau xây dựng các mô hình kinh tế có hiệu quả. Ngoài ra, chị còn cho những hội viên khó khăn hơn vay vốn không lấy lãi để phát triển kinh tế gia đình, chung tay góp sức vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng. Tâm sự với chúng tôi chị Nhơn cho biết: “Bản thân tôi luôn ý thức được việc phát triển kinh tế làm giàu cho gia đình là rất cần thiết, khi kinh tế gia đình ổn định thì mới có điều kiện giúp đỡ những hội viên khác có hoàn cảnh khó khăn hơn”.

Nhận xét về chị Nhơn, chị Đinh Hy-Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ làng Drah 1 nói: Chị Nhơn là hội viên gương mẫu của chi hội. Trong cuộc sống gia đình thì chị là người vợ hiền, lo cho gia đình chu đáo. Trong công tác hội chị tham gia rất nhiệt tình và giúp đỡ nhiều hội viên gặp hoàn cảnh khó khăn.

Chị Nhơn luôn được các cấp hội đánh giá cao về mọi mặt, nhất là trong các phong trào thi đua, xây dựng Hội. Chị luôn tích cực tham gia các cuộc họp, các buổi sinh hoạt của chi hội, Hội Phụ nữ xã. Bản thân và gia đình chị luôn chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực ủng hộ các phong trào quyên góp ở địa phương và tự nguyện đóng góp kinh phí cùng với bà con trong làng xây dựng các công trình phúc lợi, đường giao thông nông thôn được ghi nhận và đánh giá cao. Nhiều năm liền gia đình chị đạt gia đình văn hoá xuất sắc.

Chị Đinh Nhôm-Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Bar Măih cho biết: Chị Nhơn được các cấp hội đánh giá cao về mọi mặt, luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ chi hội giao, ngoài ra chị Nhơn luôn nêu cao tinh thần đoàn kết “lá lành đùm lá rách”, giúp đỡ các hội viên khác cùng phát triển kinh tế.

Có thể nói, chị Nhơn là tấm gương điển hình về tinh thần cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, biết vươn lên làm giàu chính đáng. Những thành quả đạt được hôm nay của chị thật đáng trân trọng. Chị đã góp phần tô thắm thêm hình ảnh đẹp của người phụ nữ nông thôn, xứng đáng là tấm gương sáng để chị em phụ nữ học tập và noi theo.

Vũ Cúc

Có thể bạn quan tâm

Ấm no theo những vườn cao su - Kỳ 1: Những triệu phú người dân tộc thiểu số

Ấm no theo những vườn cao su Kỳ 1: Những triệu phú người dân tộc thiểu số

(GLO)- Cây cao su có mặt trên đất Tây Nguyên từ thời Pháp thuộc. Tuy nhiên, đến đầu những năm 80 của thế kỷ XX, cây cao su mới được trồng với diện tích lớn. Dù trải qua nhiều thăng trầm về giá cả nhưng cao su vẫn là cây trồng chủ lực, cây xóa đói giảm nghèo trên cao nguyên.
Bán sầu riêng non làm tổn hại cả ngành hàng

Bán sầu riêng non làm tổn hại cả ngành hàng

Sầu riêng Việt Nam xuất khẩu đang mang về hàng tỷ USD lợi nhuận, nhưng các chuyên gia cảnh báo, tình trạng bán sầu riêng non, chạy theo số lượng - bỏ chất lượng có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho cả ngành hàng rất tiềm năng và lợi thế này.
Nông dân xã Ia Tô “đưa bò vào chuồng”

Nông dân xã Ia Tô “đưa bò vào chuồng”

(GLO)- Từ chỗ chăn thả rông trên núi, đến nay, 100% đàn bò của xã Ia Tô (huyện Ia Grai) đã được nuôi nhốt trong chuồng. Việc nuôi nhốt giúp đàn bò được chăm sóc tốt hơn, người dân lại tận thu được nguồn phân bón và tránh được tình trạng mất trộm.