Chỉ một động thái của Trung Quốc, giá 2 loại nông sản này của Việt Nam đột nhiên sụt giảm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Việc Trung Quốc tăng cường các biện pháp kiểm soát Covid-19 và thiếu con chip trong sản xuất ô tô đã khiến xuất khẩu sắn và xuất khẩu cao su của Việt Nam sang thị trường này chững lại. Giá sắn và giá cao su cũng giảm do nhu cầu từ Trung Quốc cũng giảm.

Trung Quốc kiểm soát việc giao hàng ở cửa khẩu, xuất khẩu sắn giảm

Sau khi tăng tốc thu gom lượng khổng lồ ngay từ đầu năm 2021, thời gian gần đây, Trung Quốc tăng cường các biện pháp kiểm soát giao hàng ở cửa khẩu nên xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn của Việt Nam sang thị trường này giảm nhẹ.

Theo báo cáo của Cục Xuất nhập khẩu, với chính sách “Zero Covid” nên phía Trung Quốc kiểm soát rất chặt chẽ việc giao hàng qua cửa khẩu khiến tiến độ giao hàng rất chậm.

Các nhà máy tại Trung Quốc vẫn trong tình trạng sản xuất với công suất thấp cho dù đã vào chính vụ, do đó nhu cầu mua tinh bột sắn từ Việt Nam giảm nhiều so với cùng thời điểm các năm trước.

Giá chào bán sắn lát khô của Việt Nam tới Trung Quốc ở mức khoảng 275 USD/tấn FOB Quy Nhơn.

 

Trung Quốc tăng cường các biện pháp kiểm soát giao hàng ở cửa khẩu nên xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn của Việt Nam sang thị trường này giảm nhẹ. Trong ảnh: Nông dân Phú Yên thu hoạch sắn. Ảnh: Hoàng Kim.
Trung Quốc tăng cường các biện pháp kiểm soát giao hàng ở cửa khẩu nên xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn của Việt Nam sang thị trường này giảm nhẹ. Trong ảnh: Nông dân Phú Yên thu hoạch sắn. Ảnh: Hoàng Kim.


Dù vậy, trong 9 tháng đầu năm, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn quan trọng nhất của Việt Nam.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, 9 tháng năm 2021, Việt Nam xuất khẩu được 1,44 triệu tấn tinh bột sắn, trị giá 673,18 triệu USD, tăng 0,7% về lượng và tăng 19% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 95,5% tổng lượng tinh bột sắn xuất khẩu của cả nước, với 1,38 triệu tấn, trị giá 642,17 triệu USD, tăng 3,2% về lượng và tăng 22,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Ngoài Việt Nam, Trung Quốc cũng đang tăng tốc nhập khẩu sắn từ Thái Lan. Trong 9 tháng đầu năm 2021, Trung Quốc nhập khẩu sắn lát của Thái Lan với 1,11 tỷ USD, tăng tới 110,4% so với cùng kỳ năm 2020. Trong khi, chỉ nhập từ Việt Nam 131,13 triệu USD sắn lát, tăng 58,8% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong 9 tháng đầu năm 2021, Trung Quốc nhập khẩu 2,51 triệu tấn tinh bột sắn, trị giá 1,19 tỷ USD, tăng 25,2% về lượng và tăng 46,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Trong đó, Thái Lan là thị trường lớn nhất cung cấp tinh bột sắn cho Trung Quốc với 1,82 triệu tấn, trị giá 881,37 triệu USD. Việt Nam là thị trường lớn thứ 2 cung cấp tinh bột sắn cho Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm 2021, với 423.130 tấn, trị giá 195,13 triệu USD, giảm 44,8% về lượng và giảm 34,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Tại sao nhu cầu mua cao su của Trung Quốc đột nhiên sụt giảm?

Không chỉ giảm nhập khẩu sắn, nhu cầu cao su của Trung Quốc liên tục giảm trong các tháng gần đây.

 Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, tháng 10/2021, Trung Quốc nhập khẩu 512.000 tấn cao su tự nhiên và tổng hợp (kể cả mủ cao su), trị giá 920 triệu USD, giảm 16,7% về lượng và giảm 16,7% về trị giá so với tháng 9/2021; so với tháng 10/2020 giảm 23,6% về lượng và giảm 2,9% về trị giá, đây là tháng thứ 5 liên tiếp nhập khẩu cao su của Trung Quốc giảm so với cùng kỳ năm 2020.

Tính đến hết tháng 10/2021, Trung Quốc nhập khẩu 5,47 triệu tấn cao su, trị giá 9,77 tỷ USD, giảm 9,4% về lượng, nhưng tăng 16,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

 

Xuất khẩu cao su của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc có xu hướng chậm lại trong các tháng cuối năm 2021. Trong ảnh: Thu mua mủ cao su tại Bình Dương. Ảnh: CS Dầu Tiếng.
Xuất khẩu cao su của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc có xu hướng chậm lại trong các tháng cuối năm 2021. Trong ảnh: Thu mua mủ cao su tại Bình Dương. Ảnh: CS Dầu Tiếng.



Do Trung Quốc giảm mua nên từ đầu tháng 11/2021 đến nay, giá mủ cao su nguyên liệu trên cả nước có xu hướng giảm.

Tại Bình Phước giá mủ cao su nguyên liệu được Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng thu mua ở mức 292- 332 đồng/độ mủ, giảm 11 đồng/độ mủ so với cuối tháng 10/2021.

Tại Đồng Nai, giá mủ cao su nguyên liệu được thu mua ở mức 308-315 đồng/độ mủ.

Tại Đắk Lắk, giá mủ chén đầu được thu mua ở mức 16.000-18.000 đồng/kg tùy loại. Dự kiến trong tháng 11/2021, giá mủ cao su trong nước sẽ dao động quanh mức 280-330 đồng/độ mủ.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, 9 tháng đầu năm 2021, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 902.780 tấn cao su, trị giá 1,46 tỷ USD, tăng 5% về lượng và tăng 35,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020; giá xuất khẩu bình quân đạt 1.617 USD/tấn, tăng 29% so với cùng kỳ năm 2020.

Theo số liệu thống kê của Cơ quan Hải quan Trung Quốc, trong 9 tháng đầu năm 2021, kim ngạch nhập khẩu cao su của Trung Quốc đạt 9,18 tỷ USD, tăng 19,7% so với cùng kỳ năm 2020.

Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 2 cho Trung Quốc với kim ngạch đạt 1,5 tỷ USD, tăng 37% so với cùng kỳ năm 2020. Thị phần cao su Việt Nam trong tổng trị giá nhập khẩu của Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm 2021 chiếm 16,4%, tăng so với mức 14,3% của cùng kỳ năm 2020.

Tiêu thụ cao su của Trung Quốc thời gian gần đây đã chậm lại do ngành công nghiệp ô tô nước này phải đối mặt với ảnh hưởng kép của tình trạng thiếu chip bán dẫn và khủng hoảng nguồn cung điện.

Tình hình sản xuất của ngành công nghiệp săm lốp Trung Quốc trong tháng 10/2021 có dấu hiệu cải thiện, nhưng nhìn chung tỷ lệ hoạt động vẫn thấp so với cùng kỳ năm trước.

 Điều này có thể khiến xuất khẩu cao su của Việt Nam sang thị trường này chậm lại trong các tháng cuối năm 2021.


https://danviet.vn/chi-mot-dong-thai-cua-trung-quoc-gia-2-loai-nong-san-nay-cua-viet-nam-dot-nhien-sut-giam-2021111612391818.htm
 

Theo K.Nguyên (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.