Chảy máu gỗ nghiến ở Sơn La, cơ quan quản lý bất lực

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các đối tượng lợi dụng kẽ hở trong quy định về gỗ để vận chuyển, mua bán thớt gỗ nghiến trái phép mà lực lượng chức năng không có căn cứ để xử lý.
 Thớt gỗ nghiến bày bán tại chợ TP Sơn La.
Thớt gỗ nghiến bày bán tại chợ TP Sơn La.
Mặc dù các lực lượng chức năng đã tăng cường các giải pháp, nhưng tình trạng vận chuyển, mua bán gỗ nghiến dạng thớt trên địa bàn tỉnh Sơn La vẫn diễn ra và có chiều hướng phức tạp. Lợi dụng kẽ hở của pháp luật, các đối tượng đã tổ chức các hoạt động vận chuyển, mua bán thớt gỗ nghiến trái phép gây khó khăn cho lực lượng chức năng trong quá trình phát hiện, kiểm tra xử lý. 
Đến chợ trung tâm và một số chợ đầu mối trên địa bàn thành phố Sơn La bất kỳ lúc nào, người ta đều dễ dàng mua được những chiếc thớt gỗ nghiến với giá từ 50 ngàn đồng đến 2 triệu đồng tùy theo kích cỡ. Tại quầy hàng thớt của chị Nguyễn Thị Hồng, chợ trung tâm thành phố Sơn La, hàng trăm chiếc thớt gỗ nghiến đang được bày bán.
Chị Hồng cho biết, toàn bộ số thớt gỗ nghiến này được nhập từ hai huyện Thuận Châu và Quỳnh Nhai. Thớt không chỉ bán tại chợ mà thường xuyên được gửi về Hà Nội và các tỉnh miền xuôi khi khách có nhu cầu. Chỉ cần đặt hàng sau 3-4 ngày sẽ có đủ số lượng và kích cỡ theo yêu cầu của khách.
Chị Nguyễn Thị Hồng cho biết: “Hàng nhà em luân chuyển suốt ngày. Hôm qua em vừa chuyển cho  khách ở Yên Nghĩa 196 chiếc thớt. Hàng này vận chuyển rất phức tạp. Xảy ra rủi ro cũng rất cao.
Còn đây là chia sẻ của anh Nguyễn Văn Thanh, một tiểu thương tại chợ trung tâm, nơi được coi là đầu mối chuyên cung cấp thớt gỗ nghiến cao cấp tại chợ trung tâm thành phố Sơn La và các tỉnh miền xuôi: “Chở một ít ngại gì, không chở được ô tô chỉ đánh du kích thôi.  Nhà ở đâu điều xe ôm chở đến rồi bốc lên xe. Nếu không thì anh cho đầu mối dưới Hà Nội làm, có nghĩa là giao hàng tại Hà Nội, đánh cả xe to mỗi chuyến về hàng nghìn thớt”.
Về tình trạng mua bán thớt nghiến hiện nay, ông Phạm Quang Cảnh-Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm thành phố Sơn La lại cho biết, số thớt gỗ nghiến đang được bày bán tại các chợ trên địa bàn thành phố Sơn La là  thớt được các tư thương mua lại qua các lần phát mại và có đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp.
Tuy nhiên, cũng chính từ những giấy tờ hợp pháp này mà nhiều đối tượng đã vận chuyển, mua bán thớt gỗ nghiễn có nguồn gốc không hợp pháp ở nhiều nơi về để trà trộn, lợi dụng quy định gỗ không đủ quy cách đóng dấu búa Kiểm lâm hợp pháp hóa  thành gỗ có nguồn gốc hợp pháp, gây khó khăn cho lực lượng chức năng khi kiểm tra nguồn gốc lâm sản. Vì thế, thời gian qua đã có không ít vụ vận chuyển, mua  bán thớt gỗ nghiến bị lực lượng chức năng bắt giữ, tuy nhiên không đủ cơ sở để xử lý.
Ông Phạm Quang Cảnh nói: “Đối tượng mua bán chia nhỏ lẻ, manh mún, họat động không thường xuyên. Địa bàn thành phố rộng, đường đi lại rất nhiều nên các đối tượng lợi dụng vận chuyển thớt vào thành phố. Khó khăn nữa là số gỗ thớt nghiến này không đủ điều kiện đóng dấu búa do quy định về kích thước nên việc quản lý rất khó khăn”.
Cũng tương tự, tại địa bàn huyện Thuận Châu, tình trạng vận chuyển, mua bán thớt gỗ nghiến diễn ra phức tạp, khó quản lý, tập trung nhất tại  khu vực giáp ranh với huyện Tuần Giáo, huyện Tủa Chùa của tỉnh Điện Biên.
Đặc biệt tại đỉnh đèo Pha Đin nơi tiếp giáp giữa huyện Tuần Giáo và huyện Thuận Châu, thớt gỗ nghiến có đường kính mặt thớt từ 25-80 cm được bày bán ngay tại quốc lộ 6 hàng ngày. Đây là khu vực giáp danh địa bàn rộng, địa hình phức tạp dốc cao, núi đá hiển trở.
Các đối tượng cắt gỗ thành thớt vận chuyển nhỏ lẻ, sau đó bán cho những người kinh doanh, mua, bán, vận chuyển nên việc ngăn chặn các đối tượng khai thác thớt gỗ nghiến gặp rất nhiều khó khăn. Thậm chí thủ đoạn của các đối tượng rất tinh vi, các đối tượng sử dụng hồ sơ có nguồn gốc hợp pháp của các công ty dưới xuôi  để quay vòng vận chuyển gỗ nghiến thớt nhiều lần gây khó khăn cho công tác quản lý lâm sản của lực lượng kiểm lâm, cũng như các ngành chức năng.
Ông Nguyễn Văn Bừng-Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Thuận Châu nói: “Các đối tượng thường sử dụng xe máy cũ, nát mua từ các cơ sở phế liệu không xác định được chủ sở hữu để thực hiện hành vi vận chuyển trái phép. Khi gặp lực lượng chức năng kiểm tra các đối tượng đi với tốc độ cao để trốn tránh. Nếu bị truy đuổi không có khả năng chạy thoát, các đối tượng cắt dây chằng vứt thớt xuống  tháo chạy gây nguy hiểm cho người truy đuổi và những người tham gia giao thông, hoặc vứt cả xe và tang vật để trốn nên rất khó bắt giữ, xử lý. Thậm chí có cả hiện tượng sử dụng xe ô ô bán tải lén lút thu gom, vận chuyển lâm sản đi tiêu thụ gây khó khăn trong việc phát hiện xử lý”.
 
 Mua bán thớt gỗ nghiến trái phép mà lực lượng chức năng không có căn cứ để xử lý.
Mua bán thớt gỗ nghiến trái phép mà lực lượng chức năng không có căn cứ để xử lý.
Chỉ tính trong năm 2017, lực lượng Kiểm lâm phối hợp với các lực lượng chức năng ở tỉnh Sơn La đã lập biên bản xử lý 49 vụ; tịch thu 3.269 chiếc thớt nghiến, tương đương 15,8m3, thu phạt hành chính 189 triệu đồng. Thực tế cho thấy, số vụ vi phạm bị  xử lý là khá khiêm tốn.  
Nguyên nhân chính là do các đối tượng đã lợi dụng kẽ hở trong quy định về gỗ để vận chuyển, mua bán thớt gỗ nghiến trái phép mà lực lượng chức năng không có căn cứ để xử lý vi phạm. Bởi theo Điều 3-Nghị định 157/2013/NĐ-CP ngày 11-11-2013 quy định: Gỗ tròn: Bao gồm gỗ nguyên khai, gỗ đẽo tròn, gỗ lóc lõi có đường kính đầu nhỏ từ 10 cm đến dưới 20 cm, chiều dài từ 1 m trở lên  hoặc có đường kính đầu nhỏ  từ 20 cm trở lên, chiều dài từ 30 cm trở lên mới được công nhận là gỗ.
Thớt gỗ nghiến có đường kính mặt thớt to, nhưng chiều dài nhỏ hơn nhiều so với quy định nên hiện tại vẫn chưa được coi là gỗ, không đủ điều kiện để đóng dấu búa Kiểm lâm. Như vậy rõ ràng các đối tượng đã lợi dụng kẽ hở này để khai thác, vận chuyển, mua bán thớt gỗ nghiến trái phép. Điều này cho thấy việc quản lý gỗ nghiến tròn dạng thớt hiện nay còn rất nhiều bất cập.
Ông Lương Ngọc Hoan-Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La kiến nghị: “Đề nghị cấp ủy chính quyền từ huyện đến cơ sở tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị 13/TW năm 2017 của Ban Bí thư trung ương và Nghị quyết 04 năm 2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ủy Sơn La về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác quản lý bảo vệ rừng nói chung và gỗ nghiến tròn dạng thớt nói riêng. Đề nghị Bộ Nông nghiệp và phát triển  nông thôn sửa đổi Thông tư số 01 ngày 4-01-2012 Bổ sung thêm Điều 20a “Lâm sản đưa vào chế biến phải có xác nhận của cơ quan kiểm lâm sở tại”.
Đã đến lúc cần phải sửa đổi, bổ sung các quy định cho phù hợp với thực tiễn để bảo vệ gỗ nghiến quý hiếm thước nguy cơ bị đốn kiệt.
Việc có các quy định cụ thể, chi tiết hơn đối với lâm sản chuyển đến, chuyển đi; đặc biệt là quy định riêng đối với quản lý gỗ nghiến dạng thớt không đủ quy cách đóng dấu búa là cần thiết, tạo hành lang pháp lý cho lực lượng chức năng trong quá trình xử lý những vụ khai thác, vận chuyển, mua bán thớt gỗ nghiến trái phép trên địa bàn tỉnh Sơn La nói riêng và cả nước nói chung.
Thiều Nghiệp (VOV)

Có thể bạn quan tâm

Trao 30 suất quà cho bà con nghèo ở huyện Chư Pưh

Trao 30 suất quà cho bà con nghèo ở huyện Chư Pưh

(GLO)- Ngày 18-1, Văn phòng Đoàn đại biểu quốc hội và HĐND tỉnh Gia Lai đã phối hợp với Trung tâm Tin học Ngoại Ngữ EDUVIET Gia Lai, Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai và Trường Trung cấp Thủ đô tổ chức chương trình tặng quà Tết cho bà con xã Ia Hla (huyện Chư Pưh).

Hội Liên hiệp phụ nữ xã Ia Mrơn thăm, tặng quà Tết cho em Rah Lan Sinh-trẻ mồ côi được Hội nhận đỡ đầu. Ảnh: Vũ Chi

Ia Pa mang Tết yêu thương đến với phụ nữ nghèo và trẻ mồ côi

(GLO)- Trong không khí những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, mang “Tết yêu thương” đến với các gia đình hội viên phụ nữ nghèo và trẻ mồ côi, tạo không khí vui tươi, ấm áp dịp Tết đến, Xuân về.

Tặng 145 suất quà cho người dân phường Diên Hồng

Tặng 145 suất quà cho người dân phường Diên Hồng

(GLO)- Chiều 14-1, Đảng ủy-HĐND-UBND-Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Diên Hồng (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân ấm áp, Tết yêu thương” nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025 nhằm trao tặng quà Tết cho hộ cận nghèo và hộ khó khăn trên địa bàn phường.

Mang Yang: Tặng quà 150 người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn

Mang Yang: Tặng quà 150 người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn

(GLO)- Ngày 14-1-2025, tại các xã Đak Djrăng, Đak Yă và thị trấn Kon Dơng (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai), Hội Chữ thập đỏ huyện phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Công ty cổ phần Phân bón và Hóa chất Dầu khí Miền Trung tổ chức chương trình “Tết Nhân Ái”, tặng quà cho bà con nghèo trên địa bàn.

Rủ nhau sắm Tết

Rủ nhau sắm Tết

(GLO)- Những ngày này, hàng Tết được bày bán khắp nơi. Đó là các mặt hàng trang trí nhà cửa với chủng loại phong phú, đa dạng, mới mẻ, hiện đại. Đó là các loại bánh mứt, kẹo, trái cây sấy khô, thực phẩm sấy khô ngon và tiện lợi.

Phường Tây Sơn trao hơn 190 suất quà Tết cho hộ khó khăn và đối tượng yếu thế

Phường Tây Sơn trao hơn 190 suất quà Tết cho hộ khó khăn và đối tượng yếu thế

(GLO)- Ngày 10-1, Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Tây Sơn (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với các ban ngành, đoàn thể và các nhà hảo tâm tổ chức chương trình “Tết ấm áp-Xuân Ất Tỵ 2025”, trao 190 suất quà Tết cho các hộ khó khăn và đối tượng yếu thế trên địa bàn.