Chạy đua tìm 'thần dược' - Kỳ 1: Tranh cãi thuốc sốt rét điều trị COVID-19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chuyên gia kêu gọi thận trọng trong sử dụng hydroxychloroquine điều trị COVID-19. Tại Pháp, Cơ quan Y tế công cộng - các bệnh viện Paris (AP-HP) gồm 39 bệnh viện ở Paris và vùng Île-de-France đã kiến nghị phản đối sử dụng bừa bãi.'
 
Gần đây đã xuất hiện một số thông tin thuốc “có thể” điều trị được bệnh lây nhiễm COVID-19 đang hoành hành thế giới. Nhưng đến thời điểm này, cả WHO (Tổ chức Y tế thế giới) lẫn Bộ Y tế Việt Nam đều cho biết chưa có loại thuốc nào được chính thức khẳng định điều trị hiệu quả COVID-19. Mọi người không được tự ý mua sử dụng vì có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng…
Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới (COVID-19) chưa có thuốc điều trị và văcxin ngăn ngừa. "Có bệnh thì vái tứ phương", do đó nhiều người vui mừng khi nghe nói GS Didier Raoult ở Pháp thử nghiệm thành công thuốc trị sốt rét hydroxychloroquine trong điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19. Sự thật như thế nào?
Đến nay không có nghiên cứu nghiêm túc nào được công bố trên một tạp chí quốc tế có ban biên tập độc lập chứng minh thuốc chloroquine hiệu quả trong điều trị virus corona nơi người.
Bộ Đoàn kết và y tế Pháp
Hai nghiên cứu nóng của giáo sư Pháp
GS Didier Raoult là giám đốc Viện Nghiên cứu bệnh truyền nhiễm Địa Trung Hải ở Marseille, Pháp. Ông cũng là chuyên gia bệnh nhiễm nổi tiếng và là thành viên hội đồng khoa học tư vấn cho Chính phủ Pháp về dịch COVID-19. Thế giới bắt đầu nhắc đến ông sau khi kết quả thử nghiệm lâm sàng đầu tiên về dùng thuốc hydroxychloroquine điều trị bệnh nhân COVID-19 ở Marseille được công bố.
Trong 26 bệnh nhân tham gia thử nghiệm có 6 người bỏ ngang. Ba nhóm thử nghiệm gồm nhóm 14 người dùng hydroxychloroquine (600mg/ngày), nhóm 6 người dùng hydroxychloroquine và azithromycine (thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng) và nhóm đối chứng 16 người không dùng hai loại thuốc trên. Sáu ngày sau, trong nhóm dùng hydroxychloroquine chỉ còn 30% mang virus, trong khi 87,5% nhóm đối chứng vẫn cho kết quả dương tính. Đối với nhóm uống 2 loại thuốc kết hợp, nồng độ virus giảm bằng 0.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí The International Journal of Antimicrobial Agents (Hà Lan) ngày 20-3 với đầu đề "Hydroxychloroquine và azithromycine trong điều trị COVID-19: kết quả thử nghiệm lâm sàng mở và không ngẫu nhiên". Với kết quả như thế, GS Raoult tuyên bố không cho bệnh nhân COVID-19 dùng hydroxychloroquine là "vô đạo đức".
Đến ngày 27-3, nhóm nghiên cứu của GS Raoult tiếp tục công bố kết quả nghiên cứu thứ hai trên trang web Science Direct. 80 bệnh nhân COVID-19 được dùng hydroxychloroquine kết hợp với azithromycine.
Kết quả có 78/80 bệnh nhân hồi phục (phần lớn ở thể nhẹ), 65/80 bệnh nhân (81,3%) hồi phục với kết quả tốt, xuất viện sau năm ngày điều trị. 15 bệnh nhân cần thở máy, trong đó 12 người được chữa khỏi. Trong 3 người còn lại phải vào phòng chăm sóc đặc biệt có 2 người được chữa khỏi. Một bệnh nhân 86 tuổi tử vong. 
Lượng virus trong cơ thể giảm đáng kể, 83% sau bảy ngày và 93% sau tám ngày. Nhóm nghiên cứu kết luận sử dụng cùng lúc hydroxychloroquine và azithromycine có tác dụng hiệp đồng ức chế hoàn toàn hiện tượng virus nhân lên.
Thuốc chloroquine (tên thương mại Nivaquine) được dùng để điều trị hoặc phòng ngừa bệnh sốt rét, đồng thời còn dùng để điều trị một số bệnh về hệ miễn dịch (như bệnh lupus ban đỏ hệ thống). Hydroxychloroquine (bán tại Pháp với tên thương mại Plaquenil) là một trong những dẫn xuất của chloroquine, được chỉ định điều trị bệnh sốt rét và các triệu chứng của bệnh như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ.
Cả hai đều là thuốc đời cũ do các nhà bào chế Đức phát triển. Sau đó, Công ty Sanofi (Pháp) đã được cấp giấy phép kinh doanh Nivaquine năm 1998 và Plaquenil năm 2004. Đây là hai loại thuốc riêng nhưng có phân tử tương tự nhau. Theo báo Le Monde (Pháp), GS Raoult thử nghiệm hydroxychloroquine nhưng báo chí Pháp đôi lúc nhầm lẫn dùng chloroquine để chỉ hydroxychloroquine. Hydroxychloroquine được chọn vì gây phản ứng phụ ít nghiêm trọng hơn. Đối với chloroquine, nếu sử dụng liều cao có thể gây ngộ độc.
Hydroxychloroquine (tên thương mại Plaquenil) là dẫn xuất của chloroquine - Ảnh: GETTY IMAGES
Hydroxychloroquine (tên thương mại Plaquenil) là dẫn xuất của chloroquine - Ảnh: GETTY IMAGES
Nhiều lỗ hổng trong nghiên cứu
Một bộ phận công luận rất mong chờ nghiên cứu của GS Didier Raoult. Ngược lại, nhiều nhà khoa học chỉ trích phương pháp nghiên cứu của ông quá lỏng lẻo. Các chỉ trích ghi nhận có quá ít bệnh nhân tham gia thử nghiệm, trong đó một số lại bỏ nửa chừng, nghiên cứu chỉ quan sát nồng độ virus và không công bố dữ liệu thô cho giới khoa học tiếp cận, không có công bố chứng minh rõ rệt về tiên lượng, hiệu quả chữa bệnh và sống sót.
Lần nghiên cứu thứ nhất vấp phải nhiều nghi vấn. Vì sao mới thử nghiệm sáu ngày đã công bố kết quả? Nhóm dùng hai loại thuốc hydroxychloroquine và azithromycine chỉ có sáu bệnh nhân là quá ít. Vì sao độ tuổi nhóm đối chứng trẻ hơn (37,3 tuổi) trong khi nhóm bệnh nhân được điều trị lớn tuổi hơn (51,2 tuổi)?
20 bệnh nhân dùng thuốc không có tình trạng lâm sàng của bệnh như nhau. 16,7% không có triệu chứng, 61,1% viêm đường hô hấp trên và 22,2% viêm đường hô hấp dưới. Như vậy, một số người sẽ khỏi bệnh tự nhiên, số khác lại chờ đến đỉnh nhiễm trùng, do đó khó chứng minh bệnh được cải thiện nhờ thuốc điều trị. Nhóm đối chứng lại không được theo dõi cùng một nơi với nhóm dùng thuốc. Cần lưu ý nghiên cứu được công bố trên tạp chí The International Journal of Antimicrobial Agents mà chủ biên là Jean-Marc Rolain, một thành viên trong nhóm của GS Raoult và đồng tác giả nghiên cứu.
Giới khoa học đánh giá nghiên cứu thứ nhất của GS Raoult không phải là thử nghiệm lâm sàng, mà đúng ra là nghiên cứu về virus học nhằm kiểm tra lượng virus trong dịch tiết mũi sau khi dùng hydroxychloroquine. Song không có virus trong dịch tiết mũi không có nghĩa là khỏi bệnh vì virus vẫn có thể còn trong phổi.
Trong lần nghiên cứu thứ hai của GS Raoult, WHO và giới nghiên cứu chỉ ra đây vẫn chưa phải là công trình nghiên cứu nghiêm túc vì số bệnh nhân quá ít, không có nhóm đối chứng và không tôn trọng quy trình khoa học. Cả hai lần nghiên cứu đều không tuân thủ phương pháp "mù đôi", tức các nhà nghiên cứu và bệnh nhân hoàn toàn không biết dùng thuốc gì.
Nói chung, các chuyên gia kêu gọi thận trọng trong sử dụng hydroxychloroquine điều trị COVID-19. Tại Pháp, Cơ quan Y tế công cộng - các bệnh viện Paris (AP-HP) gồm 39 bệnh viện ở Paris và vùng Île-de-France đã kiến nghị phản đối sử dụng bừa bãi hydroxychloroquine.
GS Didier Raoult - người đầu tiên thử nghiệm dùng thuốc hydroxychloroquine điều trị bệnh nhân COVID-19 ở Pháp - Ảnh: LA VOIX DU NORD
GS Didier Raoult - người đầu tiên thử nghiệm dùng thuốc hydroxychloroquine điều trị bệnh nhân COVID-19 ở Pháp - Ảnh: LA VOIX DU NORD
Trung Quốc là nước đầu tiên thử nghiệm dùng chloroquine/hydroxychloroquine điều trị COVID-19. Song các nghiên cứu chưa đủ độ tin cậy vì chỉ nghiên cứu trong ống nghiệm, hoặc dùng số bệnh nhân quá ít. Một số nghiên cứu được nêu như:
* Ba nhà khoa học ở Thanh Đảo thử nghiệm chloroquine cho hơn 100 bệnh nhân COVID-19 và cho rằng kết quả đáng khích lệ, nhưng nêu rất ít chi tiết về phương pháp và kết quả (tạp chí BioScience Trends của Nhật ngày 18-2).
* 15 nhà khoa học ở Đại học Phúc Đán thử nghiệm hydroxychloroquine cho 30 bệnh nhân COVID-19. Sau bảy ngày, 13/15 người dùng thuốc âm tính, trong khi 14/15 người không dùng thuốc cũng âm tính (báo của Đại học Chiết Giang ngày 6-3).
* 15 nhà khoa học ở Bắc Kinh khẳng định hydroxychloroquine tốt hơn chloroquine vì ức chế virus SARS-CoV-2 mạnh hơn trong ống nghiệm (tạp chí Clinical Infectious Diseases của Anh ngày 9-3).
* 10 nhà khoa học đánh giá hydroxychloroquine có tiềm năng tốt chống lại COVID-19 qua thử nghiệm trong ống nghiệm (tạp chí Cell Discovery ngày 18-3).
Dù sao, điểm tích cực trong nghiên cứu của GS Didier Raoult là phần nào làm sáng tỏ tiềm năng của thuốc hydroxychloroquine. Thuốc này đã được đưa vào hai dự án thử nghiệm thuốc điều trị COVID-19 của châu Âu và LHQ. Quy trình thử nghiệm lâm sàng thuốc được thực hiện thế nào?
Kỳ tới: Thử nghiệm lâm sàng thuốc thế nào?
HOÀNG DUY LONG (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Đi biển mùa xuân

Đi biển mùa xuân

Làng biển rộn ràng trong ngày hội Nghinh Ông. Lễ hội đã trở thành Tết biển, một nét đẹp văn hóa của người dân nơi đầu sóng ngọn gió Cần Giờ. Sau 3 ngày chơi lễ, những con tàu đánh cá lại vươn mình ra khơi, bám biển ngày đêm, đi suốt mùa xuân... 

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.