Bên trong khu cách ly tập trung tại Trung đoàn Bộ binh 991

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Dịch Covid-19 bùng phát, người dân thực hiện nhiều biện pháp để bảo vệ bản thân và cộng đồng như: đeo khẩu trang, rửa tay đúng cách, hạn chế ra nơi đông người... Đối với người từ vùng dịch trở về, cách ly tập trung là biện pháp hữu hiệu nhằm sàng lọc, chẩn đoán sớm và tránh vi rút lây lan trong cộng đồng. Những ngày qua, Trung đoàn Bộ binh 991 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai) đã đón và phục vụ 273 người cần được cách ly tập trung. Những người cách ly tập trung đều hiểu rằng cách ly chính là bảo vệ sức khỏe của mình, người thân trong gia đình và xã hội.
Trung đoàn Bộ binh 991 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai) có sức chứa gần 400 công dân được cách lý tập trung.
Công tác vệ sinh, khử khuẩn được các chiến sĩ duy trì thường xuyên.
Cơ sở vật chất tại đây đầy đủ, sạch sẽ, thoáng mát, đồ ăn ngon và được phục vụ rất tận tình. Tôi rất thoải mái khi cách ly tại đây- Chị Vân chia sẻ.
Mỗi ngày, bộ đội đem thức ăn đã được đóng gói cho mọi người trong khu cách ly. Ăn sáng lúc 7 giờ, ăn trưa lúc 11 giờ, ăn chiều lúc 17 giờ.
Ngày 2 lần, vào lúc 8 giờ và 16 giờ, cán bộ y tế đến từng phòng kiểm tra thân nhiệt cho mọi người.
Mọi người đã ý thức việc đeo khẩu trang kết hợp với việc thường xuyên rửa tay đúng cách với xà phòng hoặc dung dịch rửa tay sát khuẩn giúp phòng tránh lây nhiễm.
Người dân trong khu cách ly tập trung thường xuyên tập thể dục nâng cao sức khỏe phòng chống dịch.
Anh Lê Văn Thuận quê ở Thanh Hóa cho biết, anh cùng vợ và 2 con nhỏ làm việc ở Campuchia về cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh hôm qua (31/3) và đến khu cách ly này khoảng 19 giờ.
Lực lượng quân đội túc trực 24/24 giờ tại khu vực cách ly trung đoàn Bộ binh 991 đảm bảo an toàn cho khu cách ly. 
Nhân viên y tế chăm sóc tận tình, chu đáo và theo dõi sức khỏe liên tục nhằm hạn chế lây nhiễm bệnh ra cộng đồng. Đến nay, tại tỉnh Gia Lai chưa ghi nhận trường hợp nào dương tính với virus SARS-CoV-2. Các cơ quan chức năng đang nỗ lực ngăn dịch vào địa bàn và đảm bảo những điều kiện sinh hoạt tốt nhất cho người đang được cách ly y tế.
Đã 5 ngày sống trong khu vực cách ly, tất cả mọi người đều cảm thấy thoải mái, không khí ở đây trong lành, thoáng, sạch sẽ. Các phòng thường xuyên được nhắc nhở cẩn thận trong việc ăn, ngủ và sinh hoạt. Chúng tôi được phục vụ rất nhiệt tình và cẩn thận. Tôi thật sự xúc động trước hình ảnh các chú bộ đội luôn thân thiện với mọi người - chị Mỹ Linh chia sẻ.
Cùng chung tay phòng chống dịch covid-19, Hội nông dân Phường Đống Đa, TP. Pleiku đóng góp rau, củ quả do nông dân trồng được để hỗ trợ các công dân đang cách ly tập trung có bữa ăn ngon.
Sáng ngày 1-4 tại Trung đoàn Bộ binh 991, Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch bệnh SARS-CoV-2 đã tổ chức trao giấy chứng nhận cho 79 người hoàn thành thời gian cách ly tập trung phòng bệnh SARS-CoV-2.
Đức Thụy

Có thể bạn quan tâm

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 8: Đồi A1 - bùn, máu và hoa

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 8: Đồi A1 - bùn, máu và hoa

Ngọn đồi A1 giờ đã ngủ yên dưới tán lá xanh ngát của những cây nhãn, vải, tếch, phượng đỏ, tùng, thông, đa, tre… và điểm xuyết thêm màu trắng tinh khôi của hoa ban. Du khách đến đây, ai cũng dừng lại hồi lâu trước dòng chữ “A1: bùn - máu và hoa” được đặt trang trọng trên đỉnh đồi.
Một lần 'chạm' Angkor Bài 3: Choáng ngợp Angkor (*)

Một lần 'chạm' Angkor Bài 3: Choáng ngợp Angkor (*)

Quần thể kiến trúc Angkor có đến 108 đền tháp nằm rải rác trong Công viên khảo cổ Angkor rộng lớn ở Siem Reap. Trong chuyến đi ngắn ngủi này, chúng tôi chỉ có thể “cưỡi ngựa xem hoa” Angkor Wat, Angkor Thom và đền Ta Prohm. Nhưng cái nhìn thoáng qua ấy cũng đủ làm chúng tôi choáng ngợp và sững sờ…
Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

(GLO)- Thượng tuần tháng 3 vừa qua, trong lần về thị xã An Khê gặp chị Văn Thị Ngọc-người đảng viên hoạt động trong lòng địch, nghe chị kể chuyện những lần chị bí mật rải truyền đơn, dán áp phích có nội dung chống chế độ Mỹ-ngụy trong thị trấn An Khê ngày trước, bao ký ức lại ùa về trong tôi.
Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Trở về thời bình sau cuộc chiến, như nhiều cựu chiến binh khác, ông Lê Trường Giang (Trưởng ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 16, Ủy viên Ban chấp hành Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh) bắt tay chăm lo kinh tế.