Chân dung 2 lãnh đạo chưa từng có ở VN: Quyền lực triệu tỷ đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Lãnh đạo Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp ban đầu gồm 1 Chủ tịch và 1 Phó Chủ tịch. Chủ tịch và Phó Chủ tịch do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của pháp luật. Uỷ ban quản lý vốn nhà nước là mô hình mới, vị trí của 2 lãnh đạo này cũng chưa từng có ở Việt Nam.
Ngày 30/9, Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chính thức ra mắt. Theo Nghị định số 131/2018/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban này, thì Ủy ban là cơ quan thuộc Chính phủ; được Chính phủ giao thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn.
Nghị định nêu rõ, Ủy ban có Chủ tịch và không quá 4 Phó Chủ tịch. Chủ tịch và Phó Chủ tịch do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của pháp luật.
Cơ cấu tổ chức gồm: Vụ Nông nghiệp; Vụ Công nghiệp; Vụ Năng lượng; Vụ Công nghệ và hạ tầng; Vụ Tổng hợp; Vụ Pháp chế, kiểm soát nội bộ; Vụ Tổ chức cán bộ; Văn phòng; một đơn vị sự nghiệp là Trung tâm thông tin.
Hai lãnh đạo đầu tiên của Ủy ban quản lý vốn nhà nước.
Hai lãnh đạo đầu tiên của Ủy ban quản lý vốn nhà nước.
Nghị định nêu rõ Ủy ban có Chủ tịch và không quá 4 Phó Chủ tịch. Chủ tịch và Phó Chủ tịch do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của pháp luật.
Hiện nay, Chủ tịch Ủy ban là ông Nguyễn Hoàng Anh, nguyên bí thư tỉnh ủy Cao Bằng.
Ông Nguyễn Hoàng Anh sinh năm 1963 tại xã Trường Thọ, huyện An Lão, TP. Hải Phòng, có trình độ Thạc sỹ kinh tế, chuyên ngành kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế; Cử nhân lý luận chính trị.
Từ năm 2002, ông Nguyễn Hoàng Anh là Đại biểu Quốc hội khóa XI, Ủy viên Ban chấp hành Thành ủy TP. Hải Phòng khóa XII, Ủy viên Ủy ban các vấn đề xã hội, Phó trưởng đoàn ĐBQH TP. Hải Phòng khóa XI, Giám đốc Công ty Thương mại dịch vụ và xuất nhập khẩu Hải Phòng.
Từ đó, ông tiếp tục làm Phó trưởng đoàn ĐBQH TP. Hải Phòng khóa XI, rồi Phó chủ nhiệm Ủy ban kinh tế Quốc hội.
Từ 2010-2011, ông Nguyễn Hoàng Anh là Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng. Sau đó, ngày 24/3/2015, ông Nguyễn Hoàng Anh được bầu làm Bí thư Tỉnh uỷ Cao Bằng nhiệm kỳ 2010-2015.
3 năm sau, vào ngày 08/02/2018, tại Quyết định số 189/QĐ-TTg, Thủ tướng bổ nhiệm ông giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Còn một Phó chủ tịch Ủy ban vừa được bổ nhiệm là bà Nguyễn Thị Phú Hà. Trước đó, bà Hà công tác tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư với chức Vụ trưởng Vụ giám sát và thẩm định dự án đầu tư. Tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bà Hà cũng từng nắm giữ chức Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân.
Ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Ủy ban cho hay đã cơ bản kiện toàn nhân sự, tổ chức của Ủy ban, trong đó Lãnh đạo Ủy ban ban đầu gồm 1 Chủ tịch và 1 Phó Chủ tịch.
Ủy ban đã hoàn thành xây dựng Đề án về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị trực thuộc và tổ chức thành lập Hội đồng tuyển dụng để thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy trình, thủ tục tuyển dụng, tiếp nhận 50 biên chế trong năm 2018 và dự kiến năm 2019 sẽ tuyển dụng đủ 150 biên chế có chất lượng đáp ứng khối lượng công việc đề ra. Đồng thời, Ủy ban cũng đã xây dựng và đang tiếp tục kiện toàn đồng bộ công tác Đảng, công đoàn, đoàn thanh niên theo đúng quy định.
Hà Duy (Vietnamnet)

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu “về đích” sớm

Xuất khẩu “về đích” sớm

(GLO)- Năm 2024, Gia Lai đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 750 triệu USD. Với nhiều yếu tố thuận lợi như giá các mặt hàng nông sản chủ lực tăng cao, thị trường được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đã “về đích” sớm trước 2 tháng.