Cây mai trăm tuổi dát vàng giá tiền tỉ ở miền Tây nhận bằng 2 kỷ lục

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cây mai trăm tuổi được dát vàng trưng bày tại Câu lạc bộ mai vàng Sa Đéc có người hỏi mua với giá 1,8 tỉ đồng nhưng chủ nhân không bán, chỉ để cho du khách chiêm ngưỡng.

Cây mai trăm tuổi dát vàng 2 chữ “Tuệ - Sâm” - ẢNH: THIÊN LỘC
Cây mai trăm tuổi dát vàng 2 chữ “Tuệ - Sâm” - ẢNH: THIÊN LỘC


Tại Câu lạc bộ (CLB) mai vàng Sa Đéc (P.Tân Quy Đông, TP.Sa Đéc, Đồng Tháp) vừa diễn ra nghi thức đón nhận bằng xác lập Kỷ lục Việt Nam với tên gọi “Cây mai lâu năm dát vàng hai chữ Tuệ - Sâm trên gỗ đạt kỷ lục độc bản Việt Nam”, do Liên minh Kỷ lục Thế giới - Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam công nhận.

Cây mai này còn nhận Bằng xác lập Kỷ lục Đông Dương cho cây mai dát vàng SJC 9999 khắc chữ thư pháp “Tuệ - Sâm” đạt giá trị độc bản tại Đông Dương.


 

 Anh Vũ Đức Đông (phải) nhận bằng xác lập kỷ lục “Cây mai vàng lâu năm dát vàng 2 chữ tuệ - sâm - ẢNH: THIÊN LỘC
Anh Vũ Đức Đông (phải) nhận bằng xác lập kỷ lục “Cây mai vàng lâu năm dát vàng 2 chữ tuệ - sâm - ẢNH: THIÊN LỘC


Có thể coi đây là niềm tự hào của những người yêu thích mai vàng. Đặc biệt là tạo niềm cảm hứng cho giới sưu tầm mai Tết truyền thống - một loài hoa mang tính biểu trưng của mùa xuân phương Nam.

Mai tiền tỉ không bán, để khách chiêm ngưỡng

Chủ nhân cây mai dát vàng là anh Vũ Đức Đông, người Đồng Tháp. Anh Đông cho biết lúc mới phát hiện, cây mai này sống ngoài tự nhiên, còn hoang sơ nhưng dáng thế rất đẹp, gốc rễ cân đối, hài hòa, trông rất ấn tượng. Tiếc là trên thân cây có một cái sẹo khá lớn khiến tác phẩm mất đi vẻ thẩm mỹ.


 

Anh Nguyễn Hoàng Tuấn bên cây mai dát vàng - ẢNH: THIÊN LỘC
Anh Nguyễn Hoàng Tuấn bên cây mai dát vàng - ẢNH: THIÊN LỘC



Để khắc phục khuyết điểm đó, từ góc nhìn của một nghệ nhân bonsai, anh Nguyễn Hoàng Tuấn, Chủ nhiệm CLB mai vàng Sa Đéc, đã đề nghị anh Đông nên dát vàng toàn bộ vết sẹo bằng vàng để che lấp phần thô, biến cây rừng hoang dại thành một kiệt tác. Thế là sau 4 ngày miệt mài, 2 nghệ nhân đã dát thành công chỗ vết sẹo bằng 9 chỉ vàng SJC 9999 kèm thêm 2 chữ nổi “Tuệ - Sâm” để lưu niệm.

“Cây mai sau khi dát vàng, uốn sửa hoàn chỉnh, tàn nhánh hài hòa có người đến hỏi mua với giá 1,8 tỉ đồng nhưng tôi không bán. Bởi theo tôi, đây là cây mai có nhiều kỷ tích, nhiều bàn tay tài hoa của giới nghệ nhân tác động vào nên cần để lại cho mọi người cùng chiêm ngưỡng”, anh Đông chia sẻ.

Bộ sưu tập kiểng cổ thụ đồ sộ

Nói về CLB mai vàng Sa Đéc, anh Tuấn cho biết CLB do những nghệ nhân chuyên về nghệ thuật cây kiểng đứng ra thành lập nhằm mục đích giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về kỹ thuật nuôi trồng và sản xuất kinh doanh, đồng thời là nơi sưu tầm, tập họp nhiều cây kiểng quý giá, loại hình văn hóa đặc thù của địa phương để giới thiệu với những người yêu thích cây kiểng.


 

Anh Nguyễn Hoàng Tuấn bên những chậu mai độc đáo, có giá trị cao. ẢNH: THIÊN LỘC
Anh Nguyễn Hoàng Tuấn bên những chậu mai độc đáo, có giá trị cao. ẢNH: THIÊN LỘC


Theo anh Tuấn, CLB hiện có trên 130 hiện vật, gồm hơn 100 chậu mai vàng và 30 cây me cổ thụ của 40 thành viên tham gia, tổng giá trị trên 40 tỉ đồng. Hầu hết những cây mai đưa vào đây đều được Ban chủ nhiệm CLB tuyển chọn công phu. Trước hết tác phẩm phải đẹp, tàn nhánh hài hòa, gốc rễ hùng mạnh, giàu ấn tượng nghệ thuật, cây càng lâu năm càng có giá trị . Mỗi cây đều được bố trí trong một chậu hài hòa, đường nét hoa văn sắc sảo và có ghi bảng số, bảng giá để khách hàng tiện theo dỏi và nhận xét, đánh giá từng cây. Bình quân mỗi cây có giá từ vài chục triệu đến hàng tỉ đồng.
 

Những cây mai trưng bày tại tại CLB mai vàng Sa Đéc. ẢNH: THIÊN LỘC
Những cây mai trưng bày tại tại CLB mai vàng Sa Đéc. ẢNH: THIÊN LỘC


Khách tham quan đến đây thích khám phá những cây mai cổ thụ, có tuổi thọ hàng trăm năm, đặc biệt là những cây mai xù, mai nu, thân hình lẫm liệt, bộ gốc lồi lõm, vững chãi. Trong ban Chủ nhiệm CLB, anh Hoàng Tuấn là người chịu trách nhiệm về chăm sóc như kỹ thuật cắt tỉa, uốn sửa, tạo dáng, vô phân, tưới nước nên vườn mai lúc nào cũng xanh mướt, hấp dẫn người xem. Nét đặc trưng của CLB mai vàng Sa Đéc là nhiều cây mai được các nghệ nhân uốn theo phong cách kiểng cổ, dáng “triều dâng, thác đổ” khiến cho nhiều người thích thú.

Ngoài mai vàng, CLB còn trưng bày 30 cây me cổ thụ được cất tỉa theo dáng kiểng. Mỗi cây có bề hoành 2 người ôm, khoảng trăm tuổi, giá mỗi cây từ 300 - 500 triệu đồng.

 

Anh Nguyễn Hoàng Tuấn bên những gốc me cổ thụ trăm tuổi. ẢNH: THIÊN LỘC
Anh Nguyễn Hoàng Tuấn bên những gốc me cổ thụ trăm tuổi. ẢNH: THIÊN LỘC


Hiện CLB mai vàng Sa Đéc đang chuẩn bị khai trương một nhà nuôi phong lan với quy mô lớn và mở căn tin trong khuôn viên CLB để tiếp khách du lịch trong và ngoài tỉnh. “Tuy CLB mới ra đời nhưng lượng du khách đến tham quan khá đông, trong đó có nhiều nghệ nhân từ Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh miền Trung đến giao lưu và mua bán, đặc biệt là muốn chiêm ngưỡng cây mai quý hiếm đã 2 lần được xác lập kỷ lục”, anh Tuấn phấn khởi cho biết.
 

Theo Thiên Lộc (Thanh Niên Online)
 

Có thể bạn quan tâm

Tùy theo điều kiện của từng gia đình để chuẩn bị quy mô lễ cúng lớn hay nhỏ

Gia Lai: Độc đáo lễ thổi tai của người Jrai

(GLO)- Nằm trong chuỗi các hoạt động Lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui huyện Phú Thiện năm 2025, sáng 27-3, tại xã Ia Yeng đã diễn ra lễ thổi tai của người Jrai. Nghi lễ được tái hiện rõ nét giúp du khách hiểu được ý nghĩa văn hóa tâm linh trong đời sống của người Jrai nơi đây.

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

(GLO)- Trên đời có thực sự tồn tại những con người có quyền năng hô mưa gọi gió? Chính hiện thực và truyền thuyết hư ảo đan cài vào nhau khiến lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui ở thung lũng Ayun Hạ trở thành một hiện tượng đặc biệt, hấp dẫn bởi sự linh thiêng, huyền bí.

Tự hào con cháu Hai Bà Trưng

Tự hào con cháu Hai Bà Trưng

(GLO)- Đền thờ Hai Bà Trưng là di tích quốc gia đặc biệt, tọa lạc tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội. Đây cũng là quê hương của Hai Bà Trưng-những nữ tướng anh hùng đã nổi dậy chống quân xâm lược nhà Hán.

 Linh thiêng lễ cúng Quý Xuân tại An Khê. Ảnh: Ngọc Minh

Linh thiêng lễ cúng Quý Xuân tại An Khê

(GLO)- Ngày 8 và 9-3 (nhằm mùng 9 và 10-2 âm lịch), Ban Nghi lễ đình An Khê tổ chức lễ cúng Quý Xuân tại An Khê trường và An Khê đình thuộc Khu di tích Tây Sơn Thượng đạo (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai).

Phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai. Ảnh: Lam Nguyên

Nghĩ suy trong mùa lễ hội

(GLO)- Lễ hội là sinh hoạt văn hóa dân gian đậm tính cộng đồng và được tổ chức khắp mọi miền đất nước. Ngoài 2 dân tộc bản địa Jrai và Bahnar, trên địa bàn tỉnh Gia Lai còn có 42 dân tộc anh em khác sinh sống với bản sắc văn hóa lễ hội độc đáo.

Nối nghề

Nối nghề

Lần đầu tiên nghệ nhân Y Pư giới thiệu nghề làm gốm thủ công tại Bảo tàng tỉnh trong khuôn khổ Tuần lễ Văn hóa - Du lịch tỉnh Kon Tum lần thứ 3 (năm 2016) đã để lại ấn tượng đẹp.

Ông Đinh Plih sắp xếp bộ cồng chiêng và các vật dụng sẵn sàng đem theo khi đi trình diễn, quảng bá văn hóa dân tộc Bahnar. Ảnh: N.M

Đinh Plih: Tự hào “vốn liếng” văn hóa Bahnar

(GLO)- “Ý nghĩa của công việc không phải chỉ nằm ở chỗ tiền bạc mà còn ở nhu cầu về tinh thần, biểu hiện của giá trị, một vốn liếng để tự hào”. Câu nói này thật đúng đối với ông Đinh Plih (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai). Với ông, hạnh phúc đơn giản là bản thân được sống trọn với đam mê.

Sức sống của lễ hội Tây Nguyên

Sức sống của lễ hội Tây Nguyên

(GLO)- Hoa pơ lang thắp lửa cuối khu nhà mồ làng Pyang, thị trấn Kông Chro, tỉnh Gia Lai. Nổi bật giữa lớp lớp nhà mồ cũ là 3 nhà mồ mới làm. Đó là những dấu hiệu mùa lễ hội giữa núi rừng Trường Sơn.

Lễ bỏ mả của người Bahnar ở Kông Chro

Lễ bỏ mả của người Bahnar ở Kông Chro

(GLO)- Từ 21 đến 23-2, làng Pyang (thị trấn Kông Chro, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) tưng bừng tổ chức lễ bỏ mả-một trong những lễ hội lớn và đặc sắc nhất của người Bahnar Đông Trường Sơn

Lễ báo hiếu: Thơm thảo tấm lòng con cái

Lễ báo hiếu, thơm thảo tấm lòng con cái

(GLO)- Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, người Bahnar luôn nhắc nhau: “Phải kính trọng cha mẹ như mặt trăng, kính trọng ông bà như mặt trời”. Khi đã trưởng thành, con cái đều nghĩ đến việc tổ chức lễ báo hiếu cha mẹ (teh nhung ăn kră).